Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động quản lý danh mục cho vay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 198 (Trang 74 - 75)

3.2.2.1. Thành lập ủy ban chiến lược để tư vấn cho hội đồng quản trị trong việc

định hướng chiến lược quản trị danh mục cho vay.

Những hạn chế chỉ ra trong chương II cho thấy mô hình tổ chức quản trị tại ngân

hàng hiện nay chưa đạt hiệu quả cao với yêu cầu QTRR danh mục cũng như quản trị danh

mục cho vay nói chung. Sự thiếu vắng ủy ban quan trọng là ủy ban chiến lược với nhiệm

vụ tư vấn cho hội đồng quản trị khiến cho công việc hoạch định chiến lược của ngân hàng

kém hiệu quả. Mặc dù việc thành lập ủy ban chiến lược không có tính bắt buộc, mà chỉ cần 2 ủy ban như MB đã thành lập (ủy ban nhân sự và ủy ban quản lý rủi ro). Tuy nhiên theo người viết, bên cạnh ủy ban quản lý rủi ro thì sự có mặt của ủy ban chiến lược là hết

sức cần thiết. Ở đây cũng cần phải nhấn mạnh xu thế tất yếu chúng ta phải hướng đến trong thời gian gần nhất để có thể hội nhập về lĩnh vực quản trị ngân hàng là sử dụng hoàn

toàn phương pháp quản trị danh mục chủ động theo kế hoạch. Vì thế vai trò của ủy ban chiến lược là không thể thiếu được. Từ chiến lược chung của ngân hàng và chiến lược cụ

thể của hoạt động cho vay, ủy ban chiến lược cần phối hợp với ủy ban quản lý rủi ro để chỉ đạo ban điều hành thiết kế các phương án danh mục cho vay, trên cơ sở đó lựa chọn phương án phù hợp và hiệu quả nhất.

3.2.2.2. Quy định cụ thể nhiệm vụ của bộ phận quản lý rủi ro

Để cho bộ phận quản lý rủi ro hoạt động đúng chức năng và hiệu quả, cần phải xác định rõ ràng nhiệm vụ mà bộ phận này đảm trách. Những công việc thuộc chức năng của bộ phận quản lý rủi ro bao gồm:

- Xây dựng một hệ thống nhận dạng, đo lường, đánh giá và kiểm soát rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của ngân hàng. Đặc biệt là xây dựng mô hình đo lường

để tính toán định lượng tổn thất mà rủi ro danh mục mang lại, đồng thời xác

định khả

năng chịu đựng rủi ro thông qua vốn của ngân hàng.

3.2.2.3. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ theo hướng tăng cường

giám sát quá trình tổ chức thực hiện danh mục cho vay tại ngân hàng

Hoạt động kiểm soát nội bộ của MB hiện nay đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên các quy trình cấp tín dụng hoặc quy trình kiểm soát nợ có vấn đề vẫn còn khá lỏng lẻo. Chẳng hạn các quy tắc bất kiêm nhiệm, quy tắc “bốn mắt”, nhiều khi vẫn bị vi phạm. Điều này dẫn đến rủi ro luôn tiềm ẩn trong chính quy trình hoạt động của Ngân hàng. Cho nên để quá trình quản lý rủi ro hiệu quả thì Ngân hàng phải có một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt. Điều này sẽ giúp cho quá trình tác nghiệp diễn ra suôn sẻ, kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro từ đó có các biện pháp ngăn ngừa kịp thời.

Đồng thời để hỗ trợ cho công tác quản trị thì Ngân hàng phải phát huy vai trò của bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm tăng cường giám sát hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Bản thân các yếu tố của kiểm soát nội bộ nằm ngay trong quá trình tác nghiệp, nên nhiều khi khó phát hiện được dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động diễn ra hàng ngày. Bộ phận kiểm toán nội bộ có thể giúp cho Hội đồng quản trị nắm bắt được những yếu kém (nếu có) của hệ thống kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng, từ đó có biện pháp yêu cầu Ban điều hành phải điều chỉnh để giúp cho công tác quản trị hoạt động ngân hàng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 198 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w