Nhóm giải pháp xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật quản lý danh mục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 198 (Trang 75 - 78)

mục hiện đại

3.2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng.

Một trong ba phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng mà Ủy ban Basel khuyến khích các NHTM là áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, như đã đề cập trong chương II, mặc dù đã xây dựng được hệ thống xếp hạng và chấm điểm khách hàng nhưng MB cũng chưa hiểu hết để tận dụng lợi ích của hệ thống này trong quản lý hoạt động cho vay. Vì vậy, đề xuất tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có nghĩa là yêu cầu hiểu rõ và tận dụng được hết những ưu việt mà hệ thống này mang lại cho công tác quản lý hoạt động cho vay, đặc biệt là trong quản lý danh mục cho vay.

Các bộ chỉ tiêu dùng trong công tác xếp hạng của MB thường cố định, không thay đổi cho phù hợp với sự diễn biến phức tạp và đa dạng của thực tế. Do đó, để duy trì tính hiệu quả của hệ thống xếp hạng, MB cần tiếp tục chú trọng các vấn đề sau:

- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cần được xây dựng trên cơ sở đặc thù về đối tượng khách hàng của MB và có sự điều chỉnh trong từng giai đoạn phù hợp với thực tế. Do các nhóm khách hàng khác nhau có những đặc trưng khác nhau nên MB cần

sự phù hợp của các tiêu chí và có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn nền kinh tế và thực tiễn danh mục cho vay hiện đại.

- Các bảng chỉ số, tỷ trọng của các chỉ tiêu phải được thay đổi định kỳ hàng năm thông qua việc nghiên cứu tình hình hoạt động thực tế của từng lĩnh vực ngành kinh tế, nắm rõ những thay đổi, thuận lợi, khó khăn cũng như những biến động của từng ngành kết hợp với các yếu tố quan trọng khác.

3.2.3.2. Xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay

Việc xây dựng được mô hình đo lường rủi ro là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ nội dung quản lý danh mục cho vay theo phương pháp kế hoạch. Như đã đề cập trong chương I, căn cứ vào quy mô của vốn tự có thực tế tại ngân hàng, sử dụng các mô hình đo lường sẽ giúp ngân hàng đưa ra được các phương án danh mục khác nhau, thỏa mãn yêu cầu về lợi nhuận và rủi ro như mục tiêu đã hoạch định. Còn trong giám sát thực hiện, mô hình sẽ giúp ngân hàng tính toán mức độ rủi ro đang diễn ra trên danh mục, từ đó làm căn cứ cho các quyết định điều hành ra đời. Sử dụng các mô hình đo lường rủi ro nội bộ là đặc trưng của hoạt động quản lý danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại và chỉ được áp dụng từ cuối thập niên 90 trở lại đây. Chính vì vậy các mô hình đo lường rủi ro được xem là các mô hình quản lý danh mục hiện đại.

Trên thế giới, các NHTM đã áp dụng 4 mô hình đo lường rủi ro tín dụng như đã đề cập ở chương I. Các mô hình này tập trung vào quản lý rủi ro, theo đó nhà quản trị không chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện mà phải định lượng được các rủi ro biến đổi trong suốt thời kỳ nhất định của ngân hàng. Do xuất phát điểm về quản trị của các NHTM Việt Nam khác so với các NHTM trên thế giới nên để áp dụng hiệu quả các mô hình này, MB cần cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định sử dụng mô hình nào.

Trong đó, cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc chạy mô hình là vấn đề rất đáng quan tâm. Dữ liệu cần thiết cho các mô hình rủi ro tín dụng rất hạn chế, các mô hình khác nhau lại sử dụng loại dữ liệu khác nhau. Do vậy việc cân nhắc chọn mô hình nên dựa vào

khả năng xây dựng và thu thập dữ liệu của mỗi ngân hàng. Việc này lại phụ thuộc vào cơ

sở khách hàng của mỗi ngân hàng. Một ngân hàng với phần lớn khách hàng là các công ty

cổ phần đã được niêm yết, việc sử dụng CreditMetrics hoặc PrortfolioManager sẽ dễ dàng

xuất Ngân hàng nên sử dụng mô hình CreditRisk+ hoặc CreditportfolioView để đo lường rủi ro danh mục cho vay của mình.

3.2.3.3. Nghiên cứu sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục cho vay khi hành

lang pháp lý và điều kiện của thị trường tài chính cho phép

Đối với mua bán nợ

Mua bán nợ được xem là hình thức điều chỉnh danh mục đơn giản nhất và hiện tại Việt Nam đã có hành lang pháp lý cho công cụ này. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà quy chế này không được phát huy. Để đưa mua bán nợ trở thành một phương tiện phổ cập hơn, theo người viết Ngân hàng Quân đội cần có những lưu ý sau đây:

Thứ nhất, dựa trên quy chế mua bán nợ được sửa đổi từ phía NHNN, Ngân hàng cần tìm hiểu để áp dụng phù hợp với mục đích của mình. Cần thay đổi quan niệm đang phổ biến hiện nay cho rằng chỉ có nợ xấu mới đưa ra trao đổi, mà nên sử dụng mua bán nợ như là công cụ để thay đổi linh hoạt cơ cấu danh mục, tăng, giảm quy mô dư nợ khi cần thiết.

Thứ hai, Củng cố lại chức năng, nhiệm vụ của các công ty mua bán và khai thác tài sản tại Ngân hàng. Khi hành lang pháp lý cho phép, hoạt động của các công ty này không chỉ giới hạn trong xử lý tài sản liên quan đến nợ tồn đọng của Ngân hàng mà mở rộng hơn có thể đại diện cho Ngân hàng tham gia đàm phán thương lượng liên quan đến mua bán tài sản (trái phiếu, khoản nợ) với mọi đối tác khác nhau trên thị trường, kể cả việc tham gia vào thị trường chứng khoán hóa, vì vậy cần thiết phải củng cố và nâng cao tính chuyên nghiệp của công ty này, nhằm chuẩn bị cho các hoạt động trong thời gian tới.

Đối với công cụ hoán đổi tín dụng

Chương I đã trình bày cơ chế hoạt động và tác dụng của công cụ hoán đổi tín dụng trong quản lý danh mục cho vay đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của khủng hoảng tài chính thế giới liên quan đến các công cụ hoán đổi tín dụng vừa qua, khi áp dụng Ngân hàng cần một số lưu ý sau:

Thứ nhất, Bước đầu nên áp dụng hoán đổi rủi ro tín dụng cho các khoản vay có giá trị lớn trên danh mục (chỉ liên quan đến một chủ thể vay và có tài sản bảo đảm), sau đó tiến tới áp dụng cho danh mục các khoản vay tiêu dùng (thông qua trả góp hoặc thẻ tín dụng, của nhiều chủ thể vay khác nhau và có thể không có bảo đảm).

Thứ hai, Hợp đồng giao dịch cần phải được chuẩn hóa, các quy định phải cụ thể chặt chẽ, nhất là sự kiện rủi ro có liên quan đến biến cố chi trả bảo hiểm cần phải xác

định không rõ ràng dẫn đến tranh chấp giữa người tham gia bảo hiểm và công ty chi trả tiền bảo hiểm.

Đối với chứng khoán hóa khoản cho vay

Như đã đề cập trong chương I, chứng khoán hóa là sự chuyển giao rủi ro tín dụng từ ngân hàng cho vay sang cho một loạt các nhà đầu tư, những người bỏ tiền ra mua chứng khoán. Hoạt động chuyển giao này thông qua một tổ chức là trung gian phát hành chứng khoán ra thị trường trên cơ sở các khoản cho vay của ngân hàng. Ở Mỹ thường thành lập một tổ chức chuyên biệt đảm nhận vai trò này, gọi là tổ chức mục đích đặc biệt (The Special Purpose Vehicle - SPV). Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, không nhất thiết phải thành lập riêng tổ chức này mà có thể do các công ty chứng khoán, hoặc công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM thực hiện. về cơ chế hoạt động, bước đầu MB chỉ nên áp dụng theo mô hình truyền thống, tức là chứng khoán hóa theo cơ chế chuyển giao. Áp dụng cơ chế này, công ty chứng khoán nhận chuyển giao quyền sở hữu khoản vay từ Ngân hàng, thực hiện phát hành ra thị trường các loại chứng khoán, trái phiếu. Tuy nhiên, để phát hành trái phiếu dựa trên các khoản vay, ngoài việc duy trì mức vốn tự có, công ty phát hành còn phải ký quỹ đầy đủ tại tổ chức bảo lãnh, không nên áp dụng loại chứng khoán hóa không ký quỹ. Tương tự như hoán đổi tín dụng, cần phải có quy định chuẩn hóa về khoản cho vay được chứng khoán hóa, chẳng hạn về quy mô, thời hạn, lãi suất cho vay ban đầu, chất lượng của khoản vay, điều kiện bảo đảm...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 198 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w