Từ nghiên cứu về công tác quản lý danh mục cho vay tại ngân hàng các nước phát triển có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam như sau:
- Thứ nhất, không xem nhẹ vấn đề quản lý danh mục cho vay.
Thực hiện quản lý danh mục cho vay là xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động quản trị ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại. Lịch sử thế giới đã từng chứng kiến những vụ đổ vỡ ngân hàng từ thập niên 80 trở lại đây do không tuân thủ những quy định trong hoạt động quản lý danh mục cho vay. Rõ ràng việc vi phạm các giới hạn phân tán rủi ro trên danh mục cho vay, sự tập trung quá mức dư nợ vào một số ngành có tính “nhạy cảm” với biến động của nền kinh tế đã khiến cho các NHTM chịu hậu quả xấu khó lường. Một điểm nữa cùng cần lưu ý là việc thực hiện đa dạng hóa các khoản cho vay đã được nhìn nhận là một phương thức giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục, nhưng nhiều khi không được chú trọng. Đây cũng là một nguyên nhân làm nặng nề thêm tổn thất trên danh mục cho vay của các ngân hàng.
Như vậy, ngoài việc đa dạng hoá các khoản cho vay theo ngành/lĩnh vực kinh tế để phân tán, tránh tập trung rủi ro trên danh mục, các ngân hàng cần phải xây dựng và tuân thủ chặt chẽ các giới hạn an toàn trên danh mục cho vay, đặc biệt là giới hạn theo ngành/lĩnh vực kinh tế, không chạy theo xu hướng thị trường đơn thuần. Có như vậy mới tạo ra được những danh mục cho vay có chất lượng tốt, tính đa dạng cao, rủi ro tập trung phù hợp với khả năng chịu đựng của ngân hàng.
- Thứ hai, cần phải áp dụng các mô hình đo lường rủi ro trong quản lý danh mục cho vay.
Trước khi có các mô hình đo lường rủi ro, ngân hàng thường sử dụng phương pháp tính toán tổn thất rời rạc cho từng giao dịch, vì thế tổn thất toàn danh mục không được tính chính xác. Thông qua các mô hình đo lường rủi ro, tổn thất của toàn danh mục
sẽ được tính toán một cách khoa học dựa trên các dữ liệu lịch sử của mỗi ngân hàng. Mô
hình đo lường rủi ro đảm bảo tính sát đúng giá trị tổn thất kỳ vọng cũng như không kỳ vọng của danh mục cho vay. Ngân hàng sẽ so sánh để biết được mức tổn thất đó có phù hợp với khả năng chịu đựng của mình hay không, từ đó có hướng điều chỉnh thích hợp: hoặc là nâng mức vốn tự có để tăng khả năng chịu đựng rủi ro, hoặc là điều chỉnh cơ cấu
danh mục để giảm tổn thất cho phù hợp. Khi sử dụng mô hình đo lường trong quản lý danh mục, các ngân hàng cần phải lựa chọn dạng mô hình thích hợp với điều kiện của
- Thứ ba, cần phải có một cơ chế rõ ràng, chặt chẽ về pháp lý khi sử dụng các công cụ kỹ thuật điều chỉnh cơ cấu danh mục.
Các ngân hàng cần phải xác định rõ mục tiêu sử dụng các công cụ này là để tái cấu trúc danh mục, không sử dụng cho mục đích đầu cơ thu lợi nhuận. Bản thân các công cụ hoán đổi tín dụng, chứng khoán hóa... nếu được sử dụng đúng cách sẽ có ý nghĩa tốt cho việc điều chỉnh rủi ro tập trung của danh mục cho vay, nhưng nếu thiếu một cơ chế kiểm soát, thì nó lại có tác dụng “khuếch đại” tổn thất trong phạm vi rất lớn. Qua tìm hiểu về quá trình sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục tại ngân hàng các nước cho thấy: từ mục đích ban đầu là phòng hộ rủi ro và tái cơ cấu danh mục cho vay, nhiều ngân hàng đã sa đà trong việc sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục vào mục đích đầu cơ, kiếm lời, dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho toàn bộ nền kinh tế.
- Thứ tư, vai trò của cơ quan giám sát ngân hàng phải luôn luôn được nhấn mạnh. Đây được xem là một trong các tuyến phòng thủ hữu hiệu nhất ở tầm vĩ mô, đảm bảo phát hiện các dấu hiệu cảnh báo trên danh mục cho vay của các NHTM, cũng như dấu hiệu bất ổn trên thị trường tài chính, kịp thời có các biện pháp ngăn chặn diễn biến xấu có thể đưa đến khủng hoảng trên bình diện rộng. Mặc dù quản lý danh mục cho vay là công việc của từng ngân hàng, tuy nhiên hậu quả của một cơ chế quản trị yếu kém không phải chỉ giới hạn cho một ngân hàng, mà có tính lan truyền, vì vậy sự giám sát, cảnh báo của cơ quan giám sát ngân hàng là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc hình thành một khung pháp lý chặt chẽ cho hoạt động ngân hàng cũng như thị trường tài chính cũng cần được coi trọng. Theo các chuyên gia nghiên cứu, thì sở dĩ cuộc khủng hoảng năm 2008 bắt nguồn tại Mỹ nhưng bùng nổ trên bình diện toàn cầu cũng là vì các cơ quan giám sát đã buông lỏng thị trường các công cụ chứng khoán hóa và phái sinh tín dụng. Với hệ thống NHTM có điểm xuất phát thấp như Việt Nam thì vai trò của cơ quan giám sát càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I •
Chương I tác giả đã trình bày tổng quan lý thuyết về danh mục cho vay và quản lý danh mục cho vay trong hoạt động của NHTM. Cụ thể như sau:
- Khái niệm danh mục cho vay, rủi ro danh mục cho vay, quản lý danh mục cho vay và các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với việc quản lý danh mục cho vay.
- Các nội dung quản lý danh mục cho vay được diễn giải trình tự theo các bước: xác định mục tiêu; xây dựng chính sách; tổ chức thực hiện, giám sát và điều
chỉnh sau
giám sát. Đây là những nội dung chính của quản lý danh mục cho vay theo xu hướng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
NHTM cổ phần Quân đội, tên giao dịch tiếng Anh “Military Commercial Joint - Stock Bank, viết tắt là MBB” được thành lập theo quyết định số 0054/QĐ-NH ngày 04/11/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số những NHTM cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt ở 21 Cát Linh, Quận Đống Đa, TP Hà Nội và là NHTM cổ phần có doanh số hoạt động kinh doanh lớn khu vực Miền Bắc Việt Nam.
Mạng lưới hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hình thành ở các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước.
Trải qua 20 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh với định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam) và các công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam. Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới
bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu. Trong vòng 7 năm qua, MB liên tục được NHNN Việt Nam xếp hạng A - tiêu chuẩn cao nhất do NHNN Việt Nam ban hành.
Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ VNĐ chủ yếu là từ vốn góp của các cổ đông sáng lập cùng với 25 nhân sự, đến nay số vốn điều lệ đã tăng hơn 500 lần đạt 11.256 tỷ VNĐ với hàng vạn cổ đông cùng hơn 5.650 cán bộ đang làm việc tại MB. MB hiện nay đã có năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh vững mạnh, tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn do NHNN Việt Nam quy định, đồng thời không ngừng đáp ứng nhu cầu mở rộng của ngân hàng trong tương lai. Tổng tài sản của MB không ngừng gia tăng, đạt trên 180.400 tỷ VNĐ năm 2013. Hiện nay, xét về tổng tài sản và vốn điều lệ, MB là một trong những NHTM cổ phần trong nước có quy mô lớn.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
MB rất quan tâm đến vấn đề QTRR. Bộ máy QTRR của MB được tổ chức một cách chặt chẽ theo nhiều cấp quản lý, với cơ cấu như sau:
Ban kiểm soát: là cơ quan đại diện cổ đông, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của HĐQT, ban điều hành, hoạt động tài chính của MB, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động của từng thời kỳ, trong từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của MB, đảm bảo ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi của cổ đông.
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: là cơ quan giúp TGĐ thực hiện việc thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hợp lý và hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý rủi ro, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý rủi ro, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật. Khối kiểm tra, kiểm soát nội bộ bao gồm 3 phòng kiểm tra - kiểm soát, phòng kiểm soát tuân thủ và phòng quản lý chất lượng, đảm bảo kiểm soát độc lập, khách quan mọi hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn hệ thống.
ALCO: để hạn chế rủi ro thị trường và thanh khoản, từ lâu MB đã thành lập hội đồng ALCO. Hội đồng có nhiệm vụ quản lý thanh khoản, quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả, quyết định triển khai các sản phẩm mới. Đồng thời, hội đồng ALCO cũng có nhiệm vụ theo sát diễn biến thị trường về lãi suất, tỷ giá và những khả năng có thể gây ra rủi ro khác để có thể giải pháp phù hợp trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn. Nhờ có cơ chế kiểm soát rủi ro như trên mà nhiều năm qua MB đã hạn chế được rủi ro trong hoạt động của mình và đạt được kết quả kinh doanh cao.
Khối QTRR: là cơ quan giúp TGĐ kiểm soát toàn bộ các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng trong đó tập trung vào rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Nhiệm vụ chính của khối QTRR là đề xuất chính sách rủi ro các kế hoạch duy trì kinh doanh liên tục, kế hoạch đối phó tình huống bất ngờ, thiết lập hạn mức, đo lường, kiểm soát và báo cáo rủi ro, xây dựng và phổ biến văn hóa QTRR trong toàn hệ thống.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
MB đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tạo sự ổn định trong việc thu hút các nguồn vốn, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. MB huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua nhiều kênh khác nhau.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thông qua mạng lưới bán hàng quản lý và hỗ trợ theo trục dọc từ các khối CIB (DN lớn và các định chế tài chính), SME và khách hàng cá nhân đã đem lại hiệu quả. Các hình thức huy động vốn của MB rất đa dạng, linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu gửi tiền của khách hàng DN và khách hàng cá nhân. Trong các năm 2011, 2012, 2013 giữa bối cảnh khủng hoảng tài chính và cạnh tranh giữa các ngân hàng vô cùng gay gắt, huy động vốn của MB so với các năm tương ứng trước đó vẫn tiếp tục tăng trưởng (năm 2011 đạt 124,8% so với cùng kỳ năm 2010, năm 2012 đạt 125,96% so với cả năm 2011, năm 2013 đạt 105% so với năm 2012). Khả năng huy động vốn cao và ổn định đã giúp MB kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới hiện nay.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn
Tiền vay từ NHNN 0 0% 488 - 0 0% TG và vay TCTD khác 26.672 157,66% 30.512 114,4% 21.423 70,21 % TG từ KH 89.549 136,21% 117.747 131,49% 136.089 115,5% Vốn tài trợ ủy thác
đầu tư cho vay 202 172,65% 190 94,06% 178 %93,68
Phát hành GTCG 4.532 83,76% 3.420 75,46% 2.000 58,48 %
Vốn điều lệ của NH 7.300 10.000 11.256
LNTT 2.625 3.090 3022
Nguồn: Báo cáo thường niên MB qua các năm
Cùng với việc triển khai đa dạng các sản phẩm huy động vốn truyền thống, việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như quản lý dòng tiền, quản lý tiền mặt và các dịch vụ tư vấn tài chính của MB và các công ty thành viên đã mang lại cho MB một sự ổn định lớn về nguồn vốn.
MB rất chú trọng tới việc huy động tiền gửi từ dân cư. Đây là một cấu phần giữ vai trò quyết định trong ổn định dòng vốn cho các hoạt động kinh doanh của MB.
Thông qua việc huy động tiên gửi của khách hàng cá nhân, MB triển khai hàng loạt các tiện ích và sản phẩm cho khách hàng cá nhân và đang nhận được sự tin tưởng ngày càng cao từ đối tượng khách hàng này.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
MB luôn có mức tăng trưởng khá qua các năm cả về số lượng khách hàng và quy mô dư nợ tín dụng.
MB cung cấp các khoản vay cho các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức như vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; khoản vay tín chấp hoặc có tài sản đảm bảo; cho vay theo nhiều đồng tiền... MB đã tham gia tài trợ vốn cho nhiều công trình kinh tế quốc phòng, dân sinh trọng điểm thông qua các hoạt động cấp tín dụng. Bên cạnh đó, MB đã triển khai rất nhiều hoạt động tài trợ tín dụng cho khách hàng là các tổng công ty, các DN vừa và nhỏ, cho các hộ kinh tế cá thể cũng như các cá nhân để vay trả góp, phục vụ đời sống hoặc kinh doanh.
Dư nợ cuối năm 2010 là 48.797 tỷ VNĐ (tăng 64,92% so với năm 2009), dư nợ năm 2011 là 59.045 tỷ VNĐ (tăng 21% so với năm 2010), dư nợ năm 2012 là 74.478,564 tỷ đồng (tăng 26,14% so với năm 2011), dư nợ năm 2013 là 87.743 tỷ đồng (tăng 17,8% so với năm 2012). Dư nợ khách hàng là tổ chức thường xuyên chiếm trên 80% tổng dư nợ của MB.
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh
Qua quá trình hoạt động kinh doanh tích cực NHTM cổ phần Quân đội đã đạt được những thành tựu không nhỏ và là một trong những ngân hàng có kết quả khá cao trong khối các NHTM cổ phần trong nhiều năm qua.
Bảng 2.2. Tổng tài sản, vốn điều lệ và lợi nhuận trước thuế của MB
2011 2012 2013
Tổng dư nợ 59.045 74.479 87.743 Dư nợ ngắn hạn 39.866 53.652 63.895 Dư nợ trung, dài hạn 19.179 20.827 23.848 Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn 67,52% 72,04% 72,82% Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn 32,48% 27,96% 27,18%
2011 2012 2013 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tổng dư nợ 59.045 100% 74.479 100% 87.74 3 100% DN Nhà nước 8.271 14,01 % 8.996 12,08% 14.43 7 16,45 % DN ngoài quốc doanh 41.544 70,36
% 55.252 74,18% 8 59.96 %68,35
Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: [13]
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, quy mô tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế