3.2.4.1. Đào tạo đội ngũ nhân sự có chuyên môn về quản lý rủi ro để từng bước
chuyên nghiệp hóa công tác quản lý danh mục cho vay nói riêng và quản lý hoạt
động ngân hàng nói chung.
Ngân hàng cũng là một DN, mà để gây dựng, phát triển một DN thì cần những yếu tố sản xuất như: con người, vốn, công nghệ,... Vì vậy, con người là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của ngân hàng.
Như phần hạn chế đã phân tích, thiếu nhân sự có chuyên môn cao là một thực tại trong ngành tài chính ngân hàng. Hạn chế này không phải là chuyện có thể hoàn thiện trong ngày một, ngày hai được, mà đòi hỏi phải có kế hoạch đầu tư trong thời gian dài. Do vậy, để có được đội ngũ các nhà quản trị cấp cao trong 5 - 7 năm sau thì MB phải có chiến lược đào tạo nhân sự ngay từ bây giờ. Việc đào tạo có thể thông qua
- Gửi các cán bộ trẻ đi học ở nước ngoài từ quỹ đào tạo của ngân hàng, đồng thời với các biện pháp ràng buộc nghĩa vụ tránh trường hợp “chảy máu chất
xám” sau
khi đào tạo.
- Phối hợp với các trường Đại học, Học viện chuyên ngành để phát triển các lớp cử nhân tài năng chuyên sâu về lĩnh vực quản lý danh mục cho vay.
- Liên kết, mời giảng viên từ những trường, công ty đào tạo nhân lực tài chính ngân hàng về giảng dạy cho cán bộ, chuyên viên ngân hàng về lĩnh vực quản lý danh
mục cho vay.
- Cử cán bộ tham gia vào các hội thảo trong nước và quốc tế có liên quan đến vấn đề cải cách, quản trị hoạt động ngân hàng hiện đại.
- Chú ý công tác tuyển dụng. Công tác tuyển dụng cần khách quan và đúng đắn. Việc tổ chức vị trí làm việc cho nhân viên phải hợp lý, phù hợp với năng lực và trình
độ của từng người, phát huy được kỹ năng của mỗi người.
- Cuối cùng, ngân hàng cần có chính sách khen thưởng đãi ngộ hợp lý, đúng người, đúng lúc để tạo tính khích lệ trong công việc. Những người có nhiều
đóng góp
phải được khen thưởng xứng đáng, còn những người vi phạm kỷ luật gây thiệt
hại cho
ngân hàng thì phải có hình thức kỷ luật nghiêm minh.
3.2.4.2. Xây dựng hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả.
Để phục vụ cho công tác quản lý danh mục cho vay có hiệu quả, đầu tiên phải đề cập tới vai trò của các thông tin mang tính dự báo giúp cho nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách chủ động. Thiếu các thông tin kinh tế dự báo chính xác là một hạn chế tồn tại của MB như đã chỉ ra trong chương II. Muốn khắc phục điểm hạn chế này cần phải có một bộ phận làm nhiệm vụ phân tích và cung cấp các thông tin dự báo phục vụ cho công tác quản trị nội bộ tại ngân hàng.
Loại thông tin thứ hai phục vụ cho công tác quản lý danh mục là những thông tin liên quan đến quá trình thực hiện danh mục, hay nói khác đây là các thông tin báo cáo, phục vụ cho công tác điều hành. Do yêu cầu phải cập nhật hàng ngày nên mạng lưới thông tin báo cáo phải được thiết kế chặt chẽ, bao gồm cơ chế truyền đạt thông tin từ trên xuống và cơ chế báo cáo theo hàng ngang hoặc là lên cấp trên. Một hệ thống
Cuối cùng hệ thống công nghệ tin học hiện đại được xem là cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc hình thành và phát triển hệ thống thông tin quản trị của ngân hàng, tạo ra sức cạnh tranh cao cho ngân hàng trên thị trường. Không thể hình thành một ngân hàng hiện đại nếu không có công nghệ thông tin. Xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu quản lý danh mục cho vay là điều hết sức cần thiết. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải trang bị máy móc phục vụ cho việc nhập liệu, phân tích định lượng rủi ro, xây dựng phần mềm tính toán mô hình đo lường rủi ro. Do công việc quản lý danh mục gồm nhiều nội dung phức tạp, nặng về định lượng nên hệ thống công nghệ cần phải hiện đại với các phần mềm chuyên dụng để đáp ứng được những yêu cầu này.
Một công cụ rất quan trọng giám sát danh mục cho vay là hệ thống thông tin quản lý MIS. MIS được hiểu là một hệ thống máy tính hỗ trợ nhu cầu thông tin và ra quyết định của ban lãnh đạo cấp cao thông qua việc cho phép truy cập dễ dàng đến các nguồn thông tin nội bộ và bên ngoài cần thiết để phục vụ cho yêu cầu phải đáp ứng được những mục tiêu chiến lược của tổ chức. Hệ thống MIS giúp cho ngân hàng có thể quản lý danh mục cho vay thông qua việc nắm bắt được các thông tin về nguy cơ phát sinh rủi ro, chất lượng danh mục, tuân thủ hợp đồng, tài sản bảo đảm, hỗ trợ ban lãnh đạo xác định xem đã đạt được các mục tiêu của danh mục cho vay hay chưa.
Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý sẽ tạo điều kiện giúp hoạt động quản lý danh mục của Ngân hàng được thực hiện tốt hơn và góp phần đạt được mục tiêu của Ngân hàng.