8. Cấu trúc luận văn
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp quản lý đề ra phải có tính hệ thống vì dựa vào cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực trạng các biện pháp đã thực hiện. Đồng thời có sự tiếp nối các kết qủa đã có của các biện pháp quản lý khác làm căn cứ để xây dựng các biện pháp quản lý mới. Mặt khác trong quá trình triển khai thực hiện các biện pháp đòi hỏi sự phối hợp linh hoạt, hỗ trợ lẫn nhau mới đạt hiệu quả nâng cao chất lƣợng chăm sóc, nuôi trƣờng trẻ trƣờng mầm non vùng đặc biệt khó khăn.
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở các trƣờng mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên của nhà trường về năng lực tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đáp ứng bối cảnh thực tiễn
a.Mục tiêu biện pháp
Chất lƣợng đội ngũ GV có vai trò quyết định chất lƣợng tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ, trong đó yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu
83
quả tổ chức chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ chính là yếu tố năng lực của GV. Do đặc thù là các trƣờng mầm non miền núi nên khi GV tham gia bồi dƣỡng phải đảm bảo nội dung, hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng phù hợp. Chính vì vậy, biện pháp này đƣợc đƣa ra nhằm tăng cƣờng năng lực tổ chức chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ cho đội ngũ GV để thúc đẩy chất lƣợng đội ngũ, nâng cao chất lƣợng tổ chức chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ cho trẻ tại vùng đặc biệt khóa khăn.
b.Nội dung của biện pháp
- Bồi dƣỡng năng lực thiết kế, tổ chức, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ, gắn với thực tiễn địa phƣơng, vùng miền và nhu cầu phát sinh của trẻ.
- Bồi dƣỡng năng lực thiết kế và sử dụng hiệu quả môi trƣờng tổ chức chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ, theo chế độ sinh hoạt hàng ngày gắn đặc thù miền núi.
- Mỗi GV cũng chủ động tự bồi dƣỡng để không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà còn nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
- Bồi dƣỡng năng lực thiết kế, tổ chức, đánh giá kết quả chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ cho trẻ mẫu giáo trong chƣơng trình giáo dục.
c.Cách tiến hành các biện pháp
* Đối với Hiệu trƣởng:
+ Đánh giá xác định mục tiêu, nội dung bồi dƣỡng;
+ Tổ chức xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, trong đó xác định mục tiêu, nội dung, cách thức/hình thức bồi dƣỡng (trực tiếp, gián tiếp; ngắn hạn, dài hạn; tập trung, không tập trung; Tham quan học tập kinh nghiệm...);
+ Cân đối và bố trí nguồn kinh phí cho GV tham gia bồi dƣỡng;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng đảm bảo về số lƣợng, yêu cầu kết quả sau bồi dƣỡng.
+ Đánh giá kết quả hoạt động bồi dƣỡng về năng lực tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; xây dựng các biện pháp giúp
84
GV và CBQL tổ chuyên môn vận dụng các năng lực đƣợc bồi dƣỡng trong thực hiện công tác tổ chức HĐVC và quản lý tổ chức HĐVC cho trẻ.
+ Hiệu trƣởng nhà trƣờng tổ chức đánh giá trình độ năng lực của GV, rà soát, xác định nội dung năng lực cần bồi dƣỡng phát triển cho GV;
+ Tổ chức các phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng đa dạng: Hội thảo chuyên gia, tập huấn về phƣơng pháp tổ chức hoạt động hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
+ Tham mƣu với lãnh đạo các cấp; phối hợp với hiệu trƣởng các trƣờng mầm non trong huyện tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm giữa các trƣờng mầm non theo cụm trƣờng về năng lực tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ cho giáo viên.
* Đối với giáo viên
Về nội dung công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ - Rèn luyện phát triển thể chất.
- Chăm sóc vệ sinh, dinh dƣỡng. - Chăm sóc sức khỏe tâm lý.
- Chăm sóc sức khỏe học đƣờng, phòng tránh bệnh tật. - Công tác xây dựng kế hoạch và tham mƣu.
- Cập nhật hồ sơ công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng và hồ sơ học sinh. - Công tác phối hợp với gia đình trẻ.
- Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học cho cha mẹ trẻ. - Công tác kiểm tra, đánh giá.
- Tổ chức phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng. Trên cơ sở lãnh đạo nhà trƣờng và một số cán bộ giáo viên, nhân viên đƣợc tham gia tập huấn về công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng do Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn, Phòng GD&ĐT huyện Ba Bể tổ chức đầu mỗi năm học cần triển khai tập huấn tại trƣờng càng sớm càng tốt. Việc triển khai tập huấn nội dung này có thể dành cho tất cả thành viên trong HĐGD nhà trƣờng nhƣng trọng tâm là đội ngũ GVCN lớp và nhân viên tổ dinh dƣỡng.
85 Các kỹ năng cụ thể cần tập huấn:
+ Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lý học sinh vùng đặc biệt khó khăn
+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ thích ứng bối cảnh địa phƣơng vùng đặc biệt khó khăn
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
+ Kỹ năng tổ chức khám sức khỏe, cân, đo, vào biểu đồ tăng trƣởng + Kỹ năng giải quyết các tình huống
+ Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của bản thân. + Kỹ năng xử lý tai nạn thƣơng tích.
+ Kỹ năng phối hợp cha mẹ trẻ và các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng trong tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng đáp ứng nhu cầu cá nhân trẻ.
+ Kỹ năng đánh giá kết quả chăm sóc, nuôi dƣỡng. + Kỹ năng tuyên truyền phổ biến kiến thức.
+ Kỹ năng chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mới ốm dậy, trẻ thừa cân, suy dinh dƣỡng
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động.
+ Kỹ năng làm việc với hồ sơ: Hồ sơ quản lý nhà trƣờng, hồ sơ giáo viên, hồ sơ học sinh.
+ Kỹ năng báo cáo thƣờng kỳ hoặc đột xuất với Hiệu trƣởng theo nhiệm vụ.
d. Điều kiện áp dụng các biện pháp
Hiệu trƣởng cần quan tâm đến vấn đề này, tập trung công tác quản lý cho xây dựng và tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
Kế hoạch về về bồi dƣỡng GV tham gia các lớp tập huấn bồi dƣỡng do Phòng, Sở yêu cầu.
Kinh phí thực hiện đƣợc ủng hộ từ nguồn ngân sách địa phƣơng và kết hợp với ngân sách cấp trên.
86
Thời gian nên tập trung bồi dƣỡng chủ yếu vào dịp hè
Tài liệu, ngƣời bồi dƣỡng cần đƣợc cung cấp sớm cho GG nghiên cứu, tìm hiểu trƣớc.
Nhu cầu bồi dƣỡng của giáo viên, nhân viên.
+ Chủ động tích cực xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng cụ thể cho bản thân, đăng ký với tổ chuyên môn, trƣờng về nội dung, nguyện vọng về nhu cầu bồi dƣỡng trong tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ của bản thân.
+ Đề xuất chủ động các phƣơng án mời chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nội dung bồi dƣỡng tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ nhƣng phải theo đặc thù vùng đặc biệt khó khăn.
+ Tham gia xây dựng nội dung bồi dƣỡng cụ thể cho GV, tổ chuyên môn theo các nội dung kế hoạch mà hiệu trƣởng đã xác định bao gồm: Mô tả nhu cầu bồi dƣỡng của bản thân; Xác định mục đích, mục tiêu cụ thể hoạt động bồi dƣỡng cho bản thân; Tham gia đề xuất chuyên đề, nội dung muốn tập huấn; Lập tiến độ thời gian, kết quả đạt đƣợc sau bồi dƣỡng;
+ Mỗi GV cũng chủ động tự bồi dƣỡng để không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà còn nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
+ Hiệu trƣởng tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng, trao đổi chuyên môn theo tổ chuyên môn, cụm trƣờng, xây dựng môi trƣờng nhà trƣờng tích cực để GV tích cực, chủ động trong hoạt động bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng chuyên môn.
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về năng lực quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đáp ứng yêu cầu truòng mầm non vùng đặc biệt khó khăn
a. Mục tiêu biện pháp
Nhằm bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trƣờng của cán bộ quản lý cơ sở giáo
87
dục mầm non, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non với yêu cầu phát triển giáo dục mầm non và yêu cầu của chuẩn hiệu trƣởng cơ sở giáo dục mầm non.
b. Nội dung và cách thực hiện của biện pháp
- Không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trƣơng chính sách của Đảng,chính phủ, đặc biệt là các chủ trƣơng, chính sách trong thời kỳ đổi mới, trong đó có chủ trƣơng đổi mới công tác quản lý giáo dục theo tinh thần nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và nghị quyết Đảng ban hành.
- Nắm vững hệ thống các mục tiêu quản lý của lãnh đạo nhà trƣờng đứng đầu là ngƣời hiệu trƣởng trong đó có mục tiêu quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ trong giai đoạn mới.
- Thấy đƣợc vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên, nhân viên đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bậc học mầm non, với việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, việc nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong chăm sóc, nuôi dƣỡng, ứng xử sƣ phạm và lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm với học sinh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong phát triển thể chất, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ.
c. Cách tiến hành
- Tổ chức bồi dƣỡng cho tổ trƣởng chuyên môn năng lực quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mẫu giáo gồm: tổ chức, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ, gắn với thực tiễn địa phƣơng, vùng miền và nhu cầu của trẻ.
- Chỉ đạo hoạt động bồi dƣỡng cho CBQL năng lực tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, gồm:
+ Năng lực xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
88
+ Năng lực cập nhật kiến thức chuyên môn về đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ;
+ Năng lực đánh giá phân loại trẻ để tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ hiệu quả.
+ Năng lực xử lý tình huống sƣ phạm trong tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
+ Năng lực tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
d. Điều kiện áp dụng các biện pháp
- Hiệu trƣởng làm tốt chức năng tƣ, tham vấn cho lãnh đạo Phòng giáo dục về bồi dƣỡng năng lực tổ chức chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở vùng ĐBKK; - Bám sát văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT để nghiêm túc thực hiện hoạt động bồi dƣỡng.
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường để thực hiện có chất lượng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
a. Mục tiêu biện pháp
Hiệu trƣởng đầu tƣ nâng cấp sửa chữa phòng học, bếp ăn ,nhà vệ sinh đã xuống cấp, đảm bảo điều kiện lớp học để trẻ đảm bảo chế độ ăn,ngủ, vệ sinh. Xây dựng môi trƣờng xanh- sạch- đẹp, thân thiện để tạo cơ hội tốt nhất cho trẻ đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng một cách tích cực. Đầu tƣ ngân sách cũng nhƣ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để mua sắm các trang thiết bị phù hợp, hiện đại, đảm bảo an toàn, tiện lợi, vệ sinh, thẩm mỹ.
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
- Chỉ đạo nhà trƣờng đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất của nhà trƣờng.
- Đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị trong lớp học cũng nhƣ ngoài trời phục vụ cho hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
c. Cách tiến hành các biện pháp
- Tăng cƣờng việc tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn của công tác quản lý về sử dụng các nguồn kinh phí ngân sách trong đầu tƣ xây mới, sửa chữa, mua sắm.
89
- Xây dựng kế hoạch hàng năm cụ thể trong từng nguồn kinh phí, phát huy tinh thần trách nhiệm, tinh thần chủ động của đơn vị trong việc sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách.
- Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển mạng lƣới trƣờng lớp, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung hỗ trợ các điều kiện về tiêu chuẩn bếp ăn, khu nhà vệ sinh, phòng học theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của trƣờng.
- Thay dần và đổi mới trang thiết bị giáo dục phù hợp môi trƣờng sƣ phạm, đảm bảo an toàn cho trẻ. Khuyến khích trang bị đồ dùng phù hợp với lứa tuổi.
- Đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các điểm trƣờng, nhất là các điểm trƣờng vùng khó khăn: xây phòng học điểm trƣờng, phòng thƣ viện, nhà vệ sinh, bể nƣớc, hệ thống nƣớc sạch, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi,… đáp ứng điều kiện học tập tối thiểu cho trẻ.
- Chủ động hỗ trợ trang trí không gian tƣờng lớp: kẻ vẽ tranh sơn tƣờng, làm khẩu hiệu, dọn vệ sinh sạch sẽ,…
- Hỗ trợ cho các dự án giáo dục song ngữ của địa phƣơng: xây dựng cơ chế, chính sách cho các chƣơng trình, tập huấn dành cho GV, có cơ chế trả lƣơng cho nhân viên, giáo viên trợ giảng.
- Tập huấn cán bộ xã cộng đồng về các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện: phòng chống tai nạn thƣơng tích cho trẻ em, vệ sinh gia đình - thôn bản, di chuyển chuồng trại xa nhà. Hỗ trợ làm công trình nƣớc sạch cho thôn bản, làm bảng tin thôn, tủ sách cộng đồng, hỗ trợ cho học sinh, làm nhà vệ sinh, bể nƣớc, nhà tắm.
- Xã hội hóa giáo dục thông qua việc tìm kiếm, thu hút, mở rộng sự tham dự của cha mẹ học sinh vào quá trình giáo dục, khai thác nguồn lực đóng góp của CMHS, các nhà hảo tâm, cộng đồng.
90
- Chủ động thông báo tình hình học tập, các phƣơng án phối hợp với CMHS để thúc đẩy năng lực học của trẻ.
- Xây dựng môi trƣờng không gian trƣờng, lớp học thân thiện: Việc tạo không gian sống thân thiện, tiếp xúc gần gũi, trực tiếp với thiên nhiên có ý nghĩa rất quan trọng, cảm giác đƣợc sống trong môi trƣờng sẽ tác động mạnh đến cảm xúc, nhận thức và hành vi hàng ngày của trẻ.
d.Điều kiện áp dụng biện pháp
- Nhà trƣờng cần nhận thức đƣợc vai trò của việc đầu tƣ cơ sở vật chất, tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
- Khi xây dựng kế hoạch cho việc cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị thì hiệu trƣởng cần phải sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên, xuất phát từ khả năng các nguồn kinh phí và đặc điểm của trƣờng mình, tránh việc chạy theo hình thức.
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường hiệu quả phối hợp với gia đình trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
a. Mục tiêu biện pháp
Nhằm nâng cao nhận thức vai trò trách nhiệm, kỹ năng cho cha mẹ trẻ, đồng thời có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ với nhà trƣờng trong việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Phối kết hợp với các bậc cha mẹ không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học mà còn giúp cho cha mẹ hiểu đƣợc thêm công việc của giáo viên ở lớp cũng nhƣ giáo