0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN TÂM VỀ APEC (Trang 63 -65 )

Vị trí Trải dài trên hai lục địa Âu và Á, tiếp giáp với bắc Băng

Dương, nằm giữa châu Âu và bắc Thái Bình Dương

Dân số

142.893.540 người (ước tính tháng 7 năm 2006)

đông dân thứ 6 trên thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Inđônêxia và Braxin)

Tổng diện tích 17.075.200 km2 (lớn nhất thế giới)

Thủ đô Maxcơva

Loại hình chính phủ Liên bang

Ngày quốc khánh 12/6/1990 (Ngày độc lập)

GDP (ngang giá sức mua) 1,539 nghìn tỷ USD (ước tính năm 2005)

Kim ngạch XK 245 tỷ USD (ước tính năm 2005)

Kim ngạch NK 125 tỷ USD (ước tính năm 2005)

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với VN

30/1/1950

(Nguồn: http://www.cia.gov)

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ LIÊN BANG NGAviii

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin (từ năm 2000), những biện pháp nhằm ổn định tình hình đất nước, cải cách hệ thống chính trị, đã đem lại kết quả khả quan. Kinh tế Nga những năm qua liên tiếp tăng trưởng: GDP năm 2000 tăng 7,9%, năm 2001 - 5,1%, 2002 - 4,3%, 2003 - 7,3%, 2004 - 6,8%; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều tăng, trong đó một số ngành như khai thác dầu, luyện kim đen tăng rất cao. Nga trở lại XK lương thực, đầu tư nước ngoài vào Nga được cải thiện (đầu tư nước ngoài chín tháng đầu năm 2005 đạt 26,8 tỷ USD). Nguồn thu từ XK dầu đã giúp Nga tăng được dự trữ ngoại tệ từ 12 tỷ USD lên mức 180 tỷ USD vào cuối năm 2005. Ðặc biệt, trong năm 2006 này, Nga dự kiến trả hết số nợ thời Liên Xô. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga còn đứng trước những khó khăn: cơ cấu kinh tế không cân đối, tăng trưởng kinh tế cũng như thu ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào XK nguyên liệu, thu hút đầu tư chưa nhanh, khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước kém, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đầu tư thay đổi công nghệ mới và phát triển các ngành kỹ thuật cao hạn chế... Chính phủ và nhân dân Liên bang Nga đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ then chốt của thập kỷ tới là phấn đấu tăng trưởng vững chắc với tốc độ cao nhằm đạt mục tiêu tăng GDP gấp hai lần.

II. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANGNGA NGA

Trong thời kỳ chiến tranh và tái thiết đất nước, Liên bang Xô Viết là nước viện trợ và đầu tư lớn nhất cho Việt Nam và cũng là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước tạm lắng xuống nhưng đã phát triển mạnh mẽ trở lại từ năm 1998, nhất là thời kỳ từ khi Tổng thống Putin lên nắm chính quyền ở Nga.

1. Quan hệ thương mạiix:

Việt Nam và Liên bang Nga (trong thành phần Liên Xô trước đây) đã có quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt ngay từ những năm nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Thời gian qua, quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam và Liên bang Nga đã có những bước phát triển đáng kể. Về thương mại, từ năm 2001 đến 2005, kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng nhưng ở mức thấp. Năm 2004, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt trên 800 triệu USD; Năm 2005, lần đầu tiên vượt mức 1 tỉ USD, đạt 1,019 tỉ USD, trong đó Việt Nam XK đạt 251,8 triệu USD và NK đạt 768 triệu USD. Như vậy, trong quan hệ thương mại với Liên bang Nga, Việt Nam tiếp tục nhập siêu lớn. Các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam sang Nga là gạo, hàng may mặc, giày dép, cao su, hải sản, rau quả, hạt điều, chè. Các mặt hàng NK chủ yếu là phân bón, sắt thép, xăng dầu các loại. Con số kim ngạch trao đổi thương mại song phương trên rõ ràng là chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại của mỗi nước, khoảng 0,3% tổng kim ngạch XK của Nga và 1,5 % tổng kim ngạch XK của Việt Nam. Chính vì vậy, hai nước phấn đấu đạt mục tiêu là tăng kim ngạch song phương lên mức 1 tỉ USD/năm trong những năm tới.

Cơ hội và tiềm năng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga còn rất lớn. Liên Bang Nga là một trong những thị trường tiềm năng cho đầu tư và XK của các doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường Nga rất ưa chuộng nhiều sản phẩm tiêu dùng đến từ các nước Châu Á do giá rẻ và chủng loại phong phú như các mặt hàng dệt may, đồ gia dụng, nông sản thực phẩm. Mặt khác, thị trường Nga không đòi hỏi chất lượng cao như các thị trường EU, Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Triển vọng mở rộng thị trường XK tại Nga của các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn, nhất là khi cộng đồng doanh nghiệp người Việt tại đây đã tập hợp thành một hiệp hội. Yếu tố này nếu được tận dụng sẽ là một lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn phát triển thị phần XK tại Nga.

2. Quan hệ hợp tác về đầu tưx:

Về đầu tư, hiện nay Nga là một trong những nước đầu tư lớn vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2005, Liên bang Nga hiện có 47 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn là 278 triệu USD, đứng thứ 21/73 trong số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam cũng có 11 dự án đầu tư sang Nga với tổng số vốn 38 triệu USD (chiếm 11% số dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài), nhưng quy mô nhỏ, chủ yếu là hoạt động thương mại, chế biến thực phẩm, dệt may… Hai nước hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực như dầu khí, năng lượng, điện, kỹ thuật... Hợp tác dầu khí và năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu quả nhất giữa hai nước. Tính đến hết năm 2005, sau 25 năm xây dựng và phát triển Liên doanh dầu khí Vietsovpetro đã khai thác được hơn 150 triệu tấn dầu thô, hơn 13 tỷ m3 khí, đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước (20% tổng thu ngân sách). Bên cạnh đó, Nga tiếp tục tham gia tích cực vào việc nâng cấp và xây dựng các công trình thủy, nhiệt điện ở Việt Nam như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Yaly, Sesan-3, Cần Đơn, Uông Bí… và mong muốn được tham gia vào dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La. Ngoài việc hợp tác về dầu khí và năng lượng, dự kiến trong thời gian tới hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, vũ trụ, giáo dục - đào tạo, sản xuất thiết bị máy móc…Hai bên cũng đang nghiên cứu khả năng mở rộng hợp tác đầu tư chế biến nông sản Việt Nam tại Nga và lắp ráp ô tô, khai thác than đá ở Việt Nam…

Kết quả đầu tư nói trên còn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và quan hệ truyền thống giữa hai nước, do nguồn tài chính hạn chế và thiếu các ngành kinh tế mũi nhọn Trong thời gian sắp tới, để thu hút các dự án đầu tư mới, Chính phủ hai nước cần phối hợp triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tăng cường hiểu biết về môi trường kinh doanh của mỗi nước, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án đang họat động tại Việt Nam thông qua các dự án của Nga đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam để quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam tới các nhà đầu tư Nga tiềm năng.

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN TÂM VỀ APEC (Trang 63 -65 )

×