MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ ÔXTRÂYLIA 1 Quan hệ thương mại:

Một phần của tài liệu Những điều cần quan tâm về APEC (Trang 54 - 56)

1. Quan hệ thương mại:

Sau 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2005), quan hệ Việt Nam-Ôxtrâylia đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên hầu hết các lĩnh vực. Quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước không ngừng được củng cố và mở rộng cả bề rộng lẫn chiều sâu. Các mặt hàng trao đổi giữa hai

bên rất phong phú. Việt Nam nhập từ Ôxtrâylia tàu biển, máy chế biến thực phẩm, thiết bị điện, kim loại, thức ăn gia sÔxtrâyliasÔxtrâylia, thực phẩm, xăng dầu, tân dược, phân bón, hóa chất, nguyên phụ liệu dệt may... và XK sang thị trường này dầu thô, các sản phẩm dầu, thủy hải sản, hạt điều, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, giày dép, sản phẩm nhựa... Kim ngạch XK hàng hoá hai chiều luôn có mức tăng trưởng cao, năm 2004 đạt 2,78 tỷ USD, năm 2005 đạt trên 3 tỷ USD. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng XK của Việt Nam vào Ôxtrâylia tăng tương đối nhanh. Nếu như năm 2001, kim ngạch XK của Việt Nam sang Ôxtrâylia chỉ đạt 1,042 tỷ USD thì đến năm 2005 đạt trên 2 tỷ USD. Với kim ngạch này, Ôxtrâylia là thị trường XK lớn thứ 4 sau Nhật, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hơn thế nữa, XK của Việt Nam vào thị trường này không chỉ tăng trưởng về kim ngạch mà cơ cấu mặt hàng cũng đã thay đổi ngày càng tương thích với nhu cầu thị trường. Nếu như trước kia, mặt hàng XK của Việt Nam vào thị trường này hầu như chỉ có dầu thô thì đến năm 2005 các mặt hàng phi dầu thô XK tăng tới 35%. Điển hình là các mặt hàng như thuỷ hải sản, năm 2003 kim ngạch XK đạt 54,8 triệu USD thì năm 2004 đạt tới 75 triệu USD, tăng 35% so với năm 2003, năm 2005 đạt tới 90 triệu USD. Có thể nói, hàng thuỷ hải sản của Việt Nam XK sang Ôxtrâylia có sức cạnh tranh tương đối cao và sẽ là mặt hàng có rất nhiều triển vọng ở thị trường này. Hạt điều liên tục nhiều năm đứng ở top đầu các mặt hàng XK vào Ôxtrâylia, năm 2005 đạt khoảng 50 triệu USD. Nhiều mặt hàng khác của Việt Nam cũng có mức tăng trưởng tương đối cao là giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, cà phê, sản phẩm nhựa, máy vi tính và linh kiện, đồ trang sức chế tác v.v. Ngoài ra, lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng hứa hẹn nhiều triển vọng, đặc biệt là viễn thông, ngân hàng, luật, tài chính - kế toán, vận tải, du lịch...Thương hiệu hàng Việt Nam tại Ôxtrâylia ngày càng được khẳng định vị thế và được nhiều người tiêu dùng Ôxtrâylia biết đến.

Đối với Việt Nam, Ôxtrâylia là một đối tác lớn, giàu tiềm năng. Việc phát triển quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Ôxtrâylia là phù hợp với đường lối đối ngoại rộng mở, độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện, nhằm tranh thủ những điều kiện thuận lợi nhất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngược lại, với Ôxtrâylia, Việt Nam là một thị trường lớn (trên 80 triệu dân), một điểm đến hấp dẫn về đầu tư và du lịch. Hơn nữa, Chính phủ Ôxtrâylia chủ trương hội nhập mạnh mẽ vào Châu Á và đương nhiên Việt Nam, một thành viên của ASEAN, cũng có vai trò nhất định trong tiến trình này.

Hai bên đã ký nhiều hiệp định quan trọng như Hiệp định Hợp tác Kinh tế Thương mại; Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư; Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định Hàng không; Hiệp định Lãnh sự; Thỏa thuận Hợp tác Phát triển; Thỏa thuận chung về Hợp tác Khoa học và Công nghệ...

2. Quan hệ đầu tư

Tính đến tháng 3/2005, Ôxtrâylia là nước đứng thứ 15 trong tổng số 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với 111 dự án, tổng số vốn đầu tư là 63,450 triệu USD. Các dự án đầu tư của Ôxtrâylia có mặt tại 21 tỉnh, thành phố, tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, viễn thông, ngân hàng, kế toán, chế tạo, giáo dục và đào tạo... và đã mang lại hiệu quả tốt, góp phần tích cực vào sự phát triển của Việt Nam.

Từ năm 1988 đến nay, tổng sổ dự án FDI của Việt Nam đầu tư sang Ôxtrâylia là 2 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 70.600 USD, đứng thứ 20 trong tổng số các nước nhận đầu tư của Việt Nam.

Về hỗ trợ phát triển (ODA), tháng 10/1991, Ôxtrâylia tuyên bố nối lại viện trợ phát triển cho Việt Nam. Viện trợ ODA của Ôxtrâylia tập trung vào các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Các dự án có hiệu quả như xây cầu Mỹ Thuận (hoàn thành tháng 5/2000), Hỗ trợ quản lý tài nguyên nước, Chương trình phát triển nông thôn tỉnh Quảng

Ngãi, Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho phụ nữ và trẻ em, cung cấp nước sạch cho năm tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,...

Ôxtrâylia còn là một trong những nhà tài trợ lớn của Việt Nam, với tổng viện trợ trong giai đoạn 1991-2003 khoảng 350 triệu USD. Trong tài khóa 2004-2005, Ôxtrâylia tiếp tục dành cho Việt Nam 73,7 triệu AUD (tương đương với hơn 51 triệu USD), cao hơn mức viện trợ trong tài khóa 2003- 2004 (72,1 triệu AUD). Các dự án ODA của Ôxtrâylia chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực mà nước này có ưu thế và đã đóng góp tốt vào việc xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những điều cần quan tâm về APEC (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w