Tháng 2 năm 1995, một nhóm hoạch định chính sách không chính thức về SMEs được thiết lập với mục tiêu hỗ trợ SMEs tăng khả năng cạnh tranh và tạo thuận lợi cho một môi trường thương mại và đầu tư cởi mở hơn đối với các doanh nghiệp này. Ban đầu thời gian hoạt động dự kiến là 2 năm, tuy nhiên thời hạn hoạt động đã được gia hạn 2 lần vào năm 1996 và 1998. Và cho đến năm 2000 nhóm này được chuyển đổi thành Nhóm công tác về các SMEs (SMEWG) và được hưởng quy chế hoạt động dài hạn. Mục tiêu chính của nhóm SMEWG là khuyến khích sự phát triển của SMEs - phương tiện tạo công ăn việc làm chính cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và cũng là cột sống của các nền kinh tế thành viên APEC. Nhóm SMEWG tạo nền tảng cho các diễn đàn khác trong APEC lồng ghép những ý kiến, khuyến nghị, quyền lợi của SMEs vào các hoạt động của mình. Hàng năm, Hội nghị Bộ trưởng phụ trách SMEs đều được tổ chức, kể từ năm 1998.
Kể từ khi thành lập đến nay, Nhóm SMEWG đã có rất nhiều đóng góp thiết thực cho sự phát triển của các SMEs trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cũng như hỗ trợ toàn diện và hiệu quả cho các diễn đàn khác trong APEC. Riêng trong năm 2005 Nhóm SMEWG đã có một số những kết quả có thể kể ra ở đây là: Hội nghị APEC “Chuỗi liên kết cụm công nghiệp dành cho SMEs”; Hội thảo “Tài chính cho SMEs”; Hội thảo dành cho các nhà quản lý Chương trình SME về “Giảm các chi phí có liên quan của SMEs”; Hội nghị “Cải thiện môi trường kinh doanh cho SMEs trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”; Diễn đàn tin học hoá cho SMEs; Trung tâm đổi mới cho SMEs của APEC…
Vị trí trưởng nhóm SMEWG được luân phiên căn cứ vào việc nền kinh tế thành viên nào là nước chủ nhà APEC trong năm đó. Năm 2006 Việt Nam là nước chủ nhà tổ chức APEC do vậy Trưởng nhóm SMEWG do 1 người Việt Nam đứng đầu:
Ông Hồ Sỹ Hùng
Phó Cục trưởng Cục phát triển SMEs - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Số 2, Hoàng Văn Thụ
Hà Nội – Việt Nam Tel: (84) (4) 80.44406 Fax: (84) (4) 734.2189 e-mail: hunghs002@yahoo.com
Ông Nguyễn Hoa Cương Trợ lý Trưởng nhóm SMEWG
e-mail cuong.asmed@fpt.vn
Ban Thư ký Quốc tế APEC Ông Julio A. Bravo
E-mail: jab@apec.org
Trang web: Cổng thông thông tin điện tử dành cho doanh nghiệp (APEC PECC SME Small Business Information Hub): http://www.smallbizapec.org.
Một trong các dự án hiệu quả của Nhóm công tác về SMEs là một trang web – cổng thông tin về kinh doanh trong khu vực APEC. Đây là một trang web được thiết kế nhằm giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs tìm kiếm các thông tin cần thiết về làm ăn kinh doanh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trang web này cung cấp các đường liên kết hữu ích tới các trang web khác như các trang web chính thức của Chính phủ các nền kinh tế thành viên, các trang web của các Phòng thương mại và công nghiệp các nền kinh tế thành viên, các trang web thương mại phi chính phủ, các trang web mang tính chất nghiên cứu… Các thông tin về các nền kinh tế thành viên APEC tại các
trang web liên kết rất hữu ích và đa dạng, gồm các thông tin về tư vấn kinh doanh, môi trường kinh doanh, tìm kiếm đối tác kinh doanh thích hợp; đầu tư nước ngoài, tài chính, nguồn nhân lực, luật pháp, XK, thâm nhập thị trường, thầu phụ, công nghệ, hội chợ - triển lãm thương mại, mua sắm chính phủ…
Trang web: Mạng lưới quốc tế các Viện của các nhà tư vấn cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ (APEC IBIZ): http://www.apec-ibiz.org được thiết lập nhằm mục đích cung cấp thông tin về Chương trình huấn luyện, đào tạo và cấp chứng chỉ cho các nhà tư vấn của các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Hiện tại có 15 nền kinh tế thành viên APEC tham gia chương trình này. Việt Nam chưa tham gia.
Trang web: Trung tâm APEC về trao đổi công nghệ và huấn luyện, đào tạo cho SMEs (APEC Centre for Technology Exchange and Training for Small and Medium Enterprises – ACTETSME):
http://www.actetsme.org giúp thúc đẩy sự phát triển của SMEs trong khu vực APEC thông qua sự trao đổi công nghệ và hợp tác nhằm tăng cường tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của SMEs trên thị trường nội địa cũng như quốc tế. ACTETSME luôn khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các sự kiện, các chương trình do trung tâm tổ chức nhằm tăng cường sự hợp tác, trao đổi công nghệ, các cơ hội kinh doanh, mở rộng tầm nhìn và chiến lược kinh doanh. Trung tâm này cũng cung cấp một loạt các khoá đào tạo, huấn luyện, các hội thảo để thúc đẩy sự phát triển của SMEs trong khu vực. Trang web của ACTETSME có một số nguồn thông tin, một số công cụ cũng như các đường liên kết hữu ích dành cho SMEs như sau: các doanh nghiệp có thể tự đăng quảng cáo miễn phí về doanh nghiệp của mình tại phần “let’s do business”; tại phần “business connections” các doanh nghiệp có thể tìm đến những đường liên kết hữu ích về kinh doanh và thương mại; các nữ doanh nhân có thể tìm được những thông tin hữu ích để trợ giúp nghề nghiệp của mình trong phần “women in business”, rồi phần dành cho các doanh nhân trẻ, các cơ hội công nghệ, phần đặt câu hỏi, phần các sự kiện, phần công cụ tìm kiếm dành cho SMEs…
Ngoài ra, Nhóm công tác về SMEs (SMEWG) cũng có các ấn phẩm, các dự án, các sự kiện, các chương trình khác đặc biệt hữu ích cho SMEs. Thông tin chi tiết có thể tham khảo tại địa chỉ:
PHỤ LỤC I:
MỘT SỐ NỀN KINH TẾ THÀNH VIÊN APECHỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Vị trí ở khu vực bắc Mỹ, nằm giữa Canađa và Mêxicô; giáp bắc
Thái Bình Dương và bắc Đại Tây Dương,
Dân số 298.444.215 người (ước tính tới tháng 7/2006)
Tổng diện tích 9.631.420 km2
(Gồm 50 bang và Quận Columbia)
Thủ đô Washington D.C.
Loại hình chính phủ: Cộng hoà liên bang
Ngày quốc khánh 4/7/1776 (ngày độc lập)
GDP 12,41 nghìn tỷ USD (ước tính năm 2005)
Kim ngạch XK 927,5 tỷ USD (ước tính năm 2005, F.O.B)
Kim ngạch NK 1.727 tỷ USD (ước tính năm 2005, F.O.B)
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
12/7/1995
(Nguồn: http://www.cia.gov)