Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh sở giao dịch khoá luận tốt nghiệp 111 (Trang 32)

Qua những thông tin về tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trên the giới và Việt Nam, ta có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu như:

- Ngân hàng điện tử là một dịch vụ được các ngân hàng rất chú trọng phát triển trên toàn the giới hiện nay, không chỉ ở những nước phát triển mà cả những nước đang phát triển. Tuy nhiên, ở các nước phát triển, với công nghệ phát triển vượt trội, họ đã có những khởi đầu từ rất sớm trong lĩnh vực này, trong khi đó các nước đang phát triển như Việt Nam và một số nước trong khu vực có sự bắt đầu muộn hơn nhưng cũng đã tỏ rõ những nỗ lực cũng như chú trọng đầu tư vào dịch vụ

ngân hàng hiện đại này bởi những ưu thế vượt trội nó đã thể hiện được.

- Các ngân hàng trong khu vực đang thực hiện những chiến lược phát triển dịch vụ NHĐT một cách dài hạn và rõ ràng. Các ngân hàng đều đã vạch ra cho mình những giai đoạn phát triển cụ thể, hơn nữa, các ngân hàng này còn có sự định hướng từ NHNN khiến việc phát triển dịch vụ này trong hệ thống ngân hàng của họ trở nên thống nhất và đồng bộ hơn dẫn đen việc NHNN dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh chính sách phát triển dịch vụ NHĐT theo ý muốn của họ.

- Phát triển dịch vụ NHĐT theo hướng tinh giản và tối ưu nhất cũng đang được triển khai tại các ngân hàng trong khu vực, khi các giao dịch bằng giấy tờ dần được thay the bằng các văn bản, giấy tờ điện tử. Không những vậy, các dịch vụ NHĐT giờ đây có thể đăng ký hoàn toàn trực tuyến, thậm chí các nghiệp vụ khác của chi nhánh cũng có thể được tích hợp và giải quyết trên kênh điện tử.

- Ngân hàng điện tử được xem là một nhân tố mới trong ngành ngân hàng nước ta trong thời gian trở lại đây. Tuy nhiên, với chủ trương của chính phủ về phát triển công nghệ thông minh trong thời đại 4.0 thì lĩnh vực này càng được quan tâm mạnh mẽ hơn. Đen nay các ngân hàng tại Việt Nam đều đã áp dụng dịch vụ NHĐT vào trong kinh doanh dẫn đen việc các ngân hàng đã bắt đầu bước vào “trường đua” trong lĩnh vực này, cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt. Ngoài việc sử dụng phí để làm công cụ cạnh tranh, các ngân hàng đã ý thức được việc phát triển các sản phẩm mới, sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo, khác biệt mang hàm lượng công nghệ cao với mục tiêu khiến khách hàng đen và ở lại với ngân hàng vì công nghệ của ngân hàng, biến dịch vụ NHĐT trở thành động lực phát triển chính từ đó triển khai số hóa ngân hàng một cách mạnh mẽ hơn.

Những kinh nghiệm trên đều đáng chú ý và đáng ghi nhận, nhất là đối với những ngân hàng đang bắt đầu tiếp cận ngân hàng điện tử. Chính vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài nước để áp dụng chúng một cách sáng tạo và hợp lý thực sự là một điều cần thiết để phát triển dịch vụ này một cách có hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại. Với những tiện ích của sản phẩm ngân hàng điện tử hiện nay cho thấy phát triển đầu tư nghiêm túc cho sản phẩm này là một điều tất yếu. Bên cạnh đó là những bài học kinh nghiệm quý báu từ sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số quốc gia trên the giới cũng như một số ngân hàng tiêu biểu tại Việt Nam, góp một phần quan trọng cho việc cải thiện hơn nữa hoạt động này tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là VPBank. Những kiến thức nền tảng này chính là cơ sở cho việc phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Sở Giao Dich sẽ được trình bày trong chương 2 của khóa luận.

CHƯƠNG 2

THựC TRẠNG PHÁT TRIEN DICH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VÈ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chính thức hoạt động vào ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép số 0042/NH-GP do NHNN cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.

- Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Tên giao dịch: Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank - Tên viết tắt: VPBank.

- Hội sở tại: 89 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. - Điện thoại: +84 (0243) 9288869

- Fax: +84 (0243) 9288867 - Website: www.vpbank.com.vn

Sau nhiều năm thành lập, VPBank đã hoạt động rất tích cực khi luôn mở rộng mạng lưới hoạt động, chiếm lĩnh thị phần từ đó gia tăng lượng khách hàng. Sau 15 năm hoạt động, VPBank đã sở hữu 135 điểm giao dịch trên cả nước. Với mục tiêu luôn vươn đen những chuẩn mực tốt nhất và theo kịp sự phát triển của ngành ngân hàng the giới, năm 2010, VPBank đã kết hợp với công ty tư vấn hàng đầu the giới McKinsey để triển khai chương trình chuyển đổi toàn diện sang mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại. Không chỉ tập trung nâng cao chất lượng chuyên môn, VPBank cũng hướng đen những giá trị mới có sức cạnh tranh cao đó là phát triển công nghệ thông tin ngành ngân hàng, tầm nhìn trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam đi đầu trong công nghệ số. Trong suốt những năm qua, VPBank đã nhờ đen sự hỗ trợ của PwC để đẩy mạnh nền tảng công nghệ thông tin cũng như kết hợp với các công ty Fintech (tài chính công nghệ) để cho ra mắt thị trường các sản phẩm về ngân hàng điện tử mang tính ưu việt cao.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt thời gian hoạt động VPBank đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. VPBank được xếp vào nhóm 12 ngân

hàng hàng đầu Việt Nam (G12). Sau gần một năm niêm yết trên thị trường chứng khoán kể từ năm 2017, mã cổ phiếu của VPBank là VPB đã được chọn vào nhóm VN30, nhóm 30 các cổ phiếu trụ cột trên thị trường. Moody's, tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín hàng đầu the giới cũng đã nâng mức tín nhiệm của VPBank lên mức B1 và triển vọng ổn định. Ngân hàng cũng đã được được nhiều giải thưởng danh giá của các tổ chức trong và ngoài nước như “Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng điện tử tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí International Banker bình chọn , “Sản phẩm vay tín chấp tốt nhất khu vực châu Á” bởi The Asian Banker, “Top 2 Ngân hàng TMCP về giá trị thương hiệu” đánh giá bởi Forbes. Sau hơn gần 30 năm đi vào hoạt động VPBank đã có 57 chi nhánh, 164 phòng giao dịch, 2 công ty con và hơn 7000 cán bộ nhân viên.

2.1.2. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)- chi nhánh Sở Giao Dịch - chi nhánh Sở Giao Dịch

- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Sở Giao Dịch. - Tên giao dịch: VPBank Sở Giao Dịch.

- Giấp phép kinh doanh: 0100233583-051

- Chi nhánh được cấp giấy phép ngày 20/12/2010 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 24/12/2010.

- Người đại diện (Giám đốc chi nhánh): Ông Phạm Quốc Tuấn.

- Địa chỉ: Tầng 1 và tầng 3, tòa nhà số 34, pho Hai Bà Trưng, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiem, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

- Điện thoại: 0439288869 - Fax: 0439288867

VPBank Sở Giao Dich là chi nhánh cap I trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, có con dấu, bảng cân đối ke toán riêng, thực hiện che độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng VPBank và pháp luật. VPBank Sở Giao Dich được đặt tại pho Hai Bà Trưng, đây được coi là một nơi rất đắc địa khi nằm rất gần trung tâm thương mại Tràng Tien Plaza, bệnh viện Việt Nam Cuba, các khách sạn quốc te sang trọng, cũng như Ho Hoàn Kiem và các địa điểm thu hút nhiều khách tham quan du lịch khác, tuy nhiên đây cũng là nơi cạnh tranh rất gay gắt khi nó cũng thu hút nhiều chi nhánh của các Ngân hàng khác đặt tại đây. Chính vì vậy,

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng thu 242.40 275.37 320.69 416.92 495.51

Thu từ lãi cho vay 132.47 157.64 192.32 270.74 336.02 Thu lãi điêu chuyên vôn 77.31 81.94 87.68 94.56 98.21 Thu nhập bất thường 542 547 546 547 542 Thu dịch vụ 14.33 17.06 21.15 31.12 36.23 Các khoản thu khác 12.78 13.16 13.78 14.53 16.49

Tổng chi 183.56 207.21 236.45 318.82 374.91

Chi trả lãi tiền gửi 115.33 137.13 164.56 249.87 302.98 Chi nội bộ 49.19 50.13 50.78 48.50 49.67 Trích dự phòng rủi ro 15.00 15.30 15.67 16.02 16.98 Các khoản chi khác 404 445 544 443 548

LNTT 58.84 68.16 84.24 981 120.6

VPBank Sở Giao Dich chịu áp lực rất lớn trong việc hoàn thành các chỉ tiêu đề ra của Ngân hàng VPBank.

Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank Sở Giao Dịch

Nguồn: VPBank Sở Giao Dịch

VPBank Sở Giao Dich được vận hành với bộ máy tổ chức gồm một giám đốc chi nhánh, ba phòng ban hoạt động và tạo ra thu nhập chính cho chi nhánh là

Phòng Khách hàng cá nhân: là phòng kinh doanh các dịch vụ ngân hàng dành cho KHCN, trong đó các dịch vụ kinh doanh chủ lực của phòng là huy động vốn, cho vay và bảo hiểm. Phòng cũng thực hiện việc truyền thông, quảng bá, tư vấn về các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh.

Phòng Khách hàng ưu tiên: Phục vụ các khách hàng cao cấp của ngân hàng với rất nhiều ưu đãi so với khách hàng thông thường như về lãi suất, phí, dịch vụ chăm sóc. Dù phòng phục vụ số lượng khách hàng nhỏ hơn so với các phòng khác nhưng đây vẫn là phòng được xem trọng đặc biệt vì nó khai thác một thị trường rất tiềm năng là những người có thu nhập cao, huy động vốn từ phòng này thường chiếm từ 50-60% vốn huy động của cả chi nhánh.

Phòng dịch vụ khách hàng: phòng được xem như bộ mặt đại diện của chi nhánh vì đây là nơi gặp gỡ khách hàng nhiều nhất cũng thường là nơi đầu tiên khách hàng tới, do đó phòng dịch vụ khách hàng sẽ trực tiếp là cầu nối, sợi dây gắn kết và thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp, thân thiện, sáng tạo của VPBank.

2.1.3. Tinh hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - chi nhánh Sở Giao Dịch

Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Sở Giao Dich trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019.

Bảng 2. 1: Ket quả hoạt động kinh doanh của VPBank Sử Giao Dịch

Cỏ thể thấy xu hướng tăng chung của các chỉ số kinh doanh qua 5 năm tại VPBank Sở Giao Dịch, cho thấy kết quả kinh doanh rất khả quan của chi nhánh trong những năm gần đây.

Ve thu từ lãi cho vay, năm 2016 đạt 157.64 tỷ đồng tăng 19 % so với năm 2015 là 132.47 tỷ đồng. Năm 2017, nguồn thu hoạt động tín dụng này là 192.32 tỷ đồng, tăng 21.9% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 270.74 tỷ đồng, tăng một lượng khá lớn và đột biến là 78.42 tỷ đồng ứng với 40,77% so với năm 2017. Năm 2019, thu từ lãi cho vay là 336.02 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2018. Thu từ lãi cho vay vẫn đáp ứng được việc chi trả lãi tiền gửi và vẫn là nguồn thu nhập chính của chi nhánh (Thu từ lãi cho vay các năm chiếm tỷ trọng từ 60%-68% trên tổng doanh thu của chi nhánh).

Ve chi trả lãi tiền gửi, với 137.13 tỷ đồng chi trả trong năm 2016, chi trả tiền gửi tăng 18,9% so với năm 2015 là 115.33 tỷ đồng. Năm 2017, con số này là 164.56 tỷ đồng, tăng 20%, đã có sự tăng trưởng khá lớn khi năm 2018 với 249.87 tỷ đồng tăng hơn 50% so với năm 2017, thậm chí nếu so sánh tăng trưởng giữa năm 2019 là 302.98 tỷ đồng và năm 2017, con số ấy lên tới 84,11% tăng 138.42 tỷ đồng. Giải

thích cho sự tăng trưởng này đó là VPBank Sở Giao Dich đã tách đối tượng khách hàng ưu tiên ra khỏi phòng KHCN và lập ra phòng KHƯT với tên gọi là VPBank Diamond, bắt đầu triển khai nhiều ưu đãi về lãi suất để huy động tiền gửi từ những khách hàng có thu nhập cao này. Chi nhánh chủ trương, đây sẽ là nguồn huy động vốn chính và lâu dài của chi nhánh.

Lợi nhuận trước thuế năm 2015 và 2016 lần lượt là 58.84 tỷ đồng và 68.16 tỷ đồng. Năm 2017, kết thúc ke hoạch lộ trình 5 năm của toàn hệ thống ngân hàng, lợi nhuận trước thuế của VPBank Sở Giao Dich đạt con số ấn tượng 84.24 tỷ đồng và đen năm 2018, con số này tăng đen 16.45% (13.86 tỷ đồng) lên thành 98.1 tỷ đồng. Van duy trì xu hướng tăng trưởng, bước sang năm 2019, lợi nhuận trước thuế của VPBank Sở Giao Dich đạt vượt con số trăm tỷ với 120.6 tỷ đồng tăng 22.5 tỷ đồng, tương đương với 22.9% so với năm 2018. Những thành công này có được cũng nhờ sự tăng trưởng chung của hệ thống ngân hàng và sự phát triển thần tốc của nền kinh te Việt Nam trong những năm qua và con số này dù không lớn nhưng cũng đã đóng góp một phần ý nghĩa vào lợi nhuận chung của ngân hàng mẹ, giúp VPBank lần đầu tiên ra nhập “câu lạc bộ” các Ngân hàng có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 2015-2019 có thể nói là những năm quan trọng trong định hướng phát triển của VPBank để đạt được những mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Chính vì vậy, VPBank Sở Giao Dịch, một trong những chi nhánh lớn trong hệ thống các điểm giao dịch của VPBank cũng sẽ phải gánh vác những nhiệm vụ rất lớn trên chặng đường hoàn thành mục tiêu của toàn hệ thống. Với sự nỗ lực hết mình của từ nhân viên cho tới giám đốc, chi nhánh đã thu được kết quả kinh doanh rất khả quan trong 5 năm qua, cho thấy đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo của chi nhánh cũng như sự cống hiến hết mình của các cán bộ làm việc tại đây.

2.2. THựC TRẠNG PHÁT TRIEN DICH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại VPBank - chi nhánh Sở Giao Dịch

2.2.1.1. Các nhân tố khách quan

Môi trường pháp lỷ: Hiện nay nhà nước cũng đã có những quan tâm nhất định đen lĩnh vực NHĐT, một số văn bản và hệ thống pháp luật liên quan đen ngân hàng

điện tử đã được ban hành nhằm tạo một môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi để khuyến khích các ngân hàng phát triển.

- Ngày 29/11/2005, Quoc hội Việt Nam đã thông qua luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH1. Tiep đó, Chính phủ đã ban hành một so Nghi định để hướng dẫn thi hành luật giao dịch điện tử.

- Ngày 15/02/2007, Chính phủ ban hành Nghi định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về chữ kí số và dịch vụ chứng thực chữ kí số.

- Ngày 23/02/2007, ban hành Nghi định số 27/2007/NĐ-CP quy đinh về thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

Sự phát triển của các dịch vụ NHĐT khiến lĩnh vực này phát sinh các vấn đề mới, yêu cầu các khuôn khổ pháp lý cũng phải đổi mới trong từng thời kì. Nhà nước ta đã ban hành cũng như sửa đổi một số văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý phù hợp cho sự phát triển NHĐT như:

- Ngày 19/11/2015, Quoc hội ban hành Luật an toàn thông tin mạng số

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh sở giao dịch khoá luận tốt nghiệp 111 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w