TIẾN TRÌNH GIỜ KIỂM TRA:

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa học 8 HKII doc (Trang 58 - 61)

I. ổn định lớp: KTSS...

2. Phát đề:

HS làm bài

GV nhắc nhở HS làm bàI nghiêm túc 3- Thu bài; nhận xét giờ kiểm tra

III. ĐỀ BÀI:

Câu 1: (4,5 điểm)

Hoàn thành phương trình của các phản ứng hoá học sau và xác định loại phản ứng. a) Kẽm + Axit sunfuric loãng ( H2SO4 ) ---> ? + ?

b) Hiđro + Oxi ---> ?

c) Hiđro + Sắt(III) oxit ---> ? + ? d) Canxi cacbonat ---> ? + ?

Nếu là phản ứng oxi hóa khử, hãy xác định chất khử, chất oxi hoá. Câu 2: (1,5 điểm)

Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau: Oxi, không khí và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?

a) Tính thể tích hiđro sinh ra (ở đktc)

b) Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua 20 gam đồng II oxit nung nóng ; Tính lượng kim loại đồng thu được sau phản ứng.

( Biết: Zn = 65 ; Cu = 64 ; O = 16 ) Đáp án sơ lược Câu Điểm Câu 1 (4,5 điểm)

a) Viết đúng mỗi PTPƯ 0,5 điểm b) Xác định loại phản ứng:

- Phản ứng thế: a, c - Phản ứng hoá hợp: b

- Phản ứng oxi hoá khử: a, b, c - Phản ứng phân huỷ: d

c) Xác định chất khử, chất oxi hoá ở mỗi p/ư 0,25

2,0 1,75 0,75 Câu2 (1,5 điểm) Cho tàn đóm đỏ vào 3 lọ. + Lọ làm tàn đóm bùng lên thành ngọn lửa là lọ đựng oxi + Lọ có tiếng nổ nhẹ là lọ đựng khí H2 + Còn lại là lọ đựng không khí. 0,5 0,5 0,5 Câu3: (4 điểm) Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 nZn = 9,75 : 65 = 0,15 mol Theo ptpư nH2 = nZn = 0,15 mol VH2 = 0,15x22,4 = 3,36 lit b) CuO + H2 H2O + Cu nCuO = 20 : 80 = 0,25 mol

nCuO p/ư = nH2 = 0,15 mol  Dư CuO

nCu thu được= nH2 = 0,15 mol mCu= 0,15 x 64 = 9,6 gam

Ngày giảng:8A / / / Ngày giảng:8B / / /

Tiết 60 DUNG DỊCH

A/ MỤC TIÊU:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

- HS hiểu được các khái niệm: Dung môi, chất tan, dd; Hiểu được các khái niệm dd bão hoà và chưa bão hoà.

- Biết cách làm cho quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho HS khả năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, từ thí nghiệm rút ra nhận xét…

B. CHUẨN BỊ:

Chuẩn bị cho thí nghiệm của GV:

Nước, đường, muối ăn, dầu hoả, dầu ăn

Cốc tt chịu nhiệt, kiềng sắt có lưới amiăng, đèn cồn, đũa tt

=> Sử dụng cho 2 thí nghiệm phần I và 1 thí nghiệm phần II /136

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ HỌC:

I. ổn định lớp: KTSS...

II. Các hoạt động dạy học:

Các hoạt động học tập

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV:

- Giới thiệu mục tiêu của chương.

- Giới thiệu những điểm lưu ý khi vào chương dung dịch.

GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm Thí nghiệm 1:

Cho một thìa đường vào một cốc nước, khuấy nhẹ.

Thí nghiệm 2:

Cho một thìa dầu ăn vào cốc 1 đựng nước, cốc 2 đưng dầu hoả, khuấy nhẹ. HS làm thí nghiệm

GV: ?Các em quan sát và ghi lại các nhận xét của nhóm mình.

HS:

ở thí nghiệm 1: Đường tan trong nước tạo thành nước đường

ở thí nghiệm 2:

Dầu ăn không tan trong nước (nổi lên trên)

Dầu ăn tan trong xăng tạo hh đồng nhất

GV: ở thí nghiệm 1: - Nước là dung môi. - Đường là chất tan.

- Nước đường là dung dịch.

GV: Hãy cho biết dung môi và chất tan ở thí nghiệm 2 (cốc 2).

HS:

Dầu ăn là chất tan Xăng là dung môi HS đọc kết luận SGK

GV: ? Thế nào là dung dịch đồng nhất GV: Mỗi em lấy 2 ví dụ về dung dịch và chỉ rõ chất tan, dung môi trong mỗi dung dịch đó.

HS

VD1: Nước biển - Dung môi: Nước

- Chất tan: Muối ăn và một số chất khác

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa học 8 HKII doc (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w