Qua kinh nghiệm của một số Ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng có thể rút ra một số bài học cho các NHTM Việt Nam:
Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các Ngân hàng Bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro. Những tổ chức này sẽ góp phần tăng cường các biện
pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa CBTD (cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý RRTD, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý RRTD chuyên trách.
Ba là, đặc biệt chú ý tới công tác thẩm định khoản vay và công tác giám sát sau khi giải ngân trong quy trình cho vay.
Bốn là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng. Thị trường mục tiêu được xây dựng trên cơ sở phân tích các bước sau: (1) nhận dạng thị trường tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trường; (2) liệt kê được các cơ hội trong thị trường đó; (3) theo dõi được môi trường kinh doanh, đánh giá được vị trí của ngân hàng trên mỗi thị trường và theo đó điều chỉnh được thị trường mục tiêu; (4) miêu tả được các yếu tố chất và lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường.
Năm là, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị RRTD vì không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn về quản trị rủi ro.
Sáu là, chú trọng hơn việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng. Ngoài ra hệ thống công nghệ này hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động tín dụng: từ khâu luân chuyển, lưu trữ hồ sơ giữa chi nhánh và hội sở chính, đến khâu tác nghiệp về giải ngân, thu nợ, nhập/xuất tài sản bảo đảm cũng như hình thức của quyết định tín
dụng, họp online thay vì họp trực tiếp, giải trình hồ sơ ký thông qua hệ thống điện tử, chữ ký điện tử thay vì chữ kí giấy.
Bảy là, cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí. Việc xây dựng và triển khai mô hình tín dụng theo thông lệ quốc tế đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Tùy điều kiện của mình mà các ngân hàng có hướng đi và lộ trình riêng. Ngoài ra cần linh hoạt trong việc áp dụng chính sách đối với khách hàng. Hay nói cách khác từng khách hàng thì Ngân hàng nên có cách ứng xử khác nhau.
Tám là, tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính. Việc này không những giúp thu thêm được một khoản lợi nhuận mà còn giúp cho ngân hàng nắm rõ tình hình tài chính của khách hàng.
Ket luận chương 1
Quản trị rủi ro tín dụng được coi là nội dung quản trị quan trọng nhất của TCTD. Quản trị rủi ro tín dụng giúp ngân hàng tận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh mang lại thu nhập cao dựa trên cở sở xác định tương đối chính xác các rủi ro của khách hàng, từ đó nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.
Trong chương 1, khóa luận đã tổng hợp lý luận cho việc nghiên cứu với những nội dung cơ bản như sau:
Trước hết là lý luận đề cập đến những nội dung cơ bản về NHTM và những vấn đề lý luận cơ bản tín dụng NHTM như khái niệm, đặc điểm và phân loại tín dụng ngân hàng.
Nội dung tiếp theo của khóa luận là tập trung làm rõ về RRTD của NHTM với các nội dung như: Khái niệm, phân loại RRTD, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ( nợ xấu, nợ quá hạn, dự phòng RRTD,..) và cuối cùng là phân tích những nguyên nhân và những hậu quả đối với nền kinh tế, ngân hàng và khách hàng khi RRTD xảy ra.
Thứ ba, khóa luận nêu ra khái niệm, quy trình quản trị RRTD trong NHTM và các mô hình quản trị đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.
Bên cạnh đó, khóa luận cũng đề cập đến kinh nghiệm quản trị RRTD ngân hàng của một số nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và trên cơ sở đó rút ra những
nội dung then chốt có ý nghĩa là những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo đối với các ngân hàng Việt Nam trong quản trị RRTD.
Những bài học kinh nghiệm bao gồm:
Một là, xây dựng hành lang pháp lý; hai là, xây dựng mô hình quản trị RRTD hoàn thiệt; ba là, chú trọng công tác thẩm định khoản vay và giám sát sau giải ngân; bốn là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận đối với ngân hàng; năm là, đạo tạo cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt; sáu là, đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin và bảy là, cân nhắc giữa chi phí và lợi nhuận và cuối cùng là việc tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK.