Để khắc phục được nợ xấu, cần phải có một lộ trình cụ thể và phải được thực hiện trong thời gian dài. Theo kinh nghiệm quốc tế, muốn xử lý nhanh và hiệu quả, cần phải có một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh về xử lý nợ xấu và có thị trường tài chính phát triển. Việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam khó khăn do chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh, không có nguồn ngân sách dồi dào và chưa có kinh nghiệm xử lý. Vì vậy, muốn giải quyết triệt để vấn đề này, cần có sự phối hợp giữa Nhà nước, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp. Cụ thể là:
Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý, mua bán nợ xấu. Tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra nợ xấu, chất lượng tín dụng và việc thực hiện các quy định về phân loại nợ của các tổ chức tín dụng.
Đẩy mạnh tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động, công khai minh bạch về tình hình tài chính. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng.
Các ngân hàng cần chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận việc giảm lợi nhuận. Việc làm này sẽ giúp các ngân hàng nhanh chóng bù đắp tổn thất, tăng khả năng tài chính nội tại của ngân hàng.
Khuyến khích các ngân hàng mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém, kể cả các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh. Ngoài ra, tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng.
Miễn các loại thuế cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ.
Cổ phần hóa các khoản nợ xấu, đồng thời chuyển vị thế của các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông, nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng phát triển. Đây là cách thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ thế giới.
Hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho VAMC mua các khoản nợ theo giá thị trường, giúp VAMC có khả năng giảm thiểu lỗ khi phải bán lại các khoản nợ đó theo giá thị trường, đồng thời cũng tăng sức hấp dẫn của các khoản nợ xấu. Ve phía VAMC, để thực hiện được điều này, cần phải được nâng cao quyền hạn, tăng cường nguồn lực tài chính và năng lực quản lý rủi ro, khả năng định giá, thẩm định các khoản nợ xấu.
Hạn chế hình sự hóa các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, ưu tiên sư dụng các biện pháp xử lý về kinh tế, dân sự để khắc phục hậu quả. Việc hình sự hóa quan hệ kinh tế sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý đầu tư, quá trình xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm khả năng thu hồi vốn. Nỗi lo bị hình sự hóa làm cho nhiều ngân hàng che giấu nợ xấu hoặc xử lý không triệt để.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Agribank, chương 3 của khóa luận đã nêu lên những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản trị RRTD để đạt tới các mục tiêu chiến lược của ngân hàng:
- Khóa luận đưa ra hai nhóm giải pháp gồm có:
+ Nhóm giải pháp trực tiếp tác động trực tiếp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng như thực hiện đúng quy trình tín dụng; kiểm tra và giám sát các khoản vay chặt chẽ hơn; thường xuyên đánh giá lại TSĐB; ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm hạn chế RRTD; phát hiện sớm các dấu hiệu của khoản vay có thể dẫn tới nợ quá hạn; củng cố chính sách nhân sự.
+ Nhóm giải pháp hỗ trợ: Tăng cường hoạt động huy động vốn; đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát nội bộ; hiện đại hóa công nghệ thông tin.
- Một số kiến nghị cho chính phủ và ngân hàng nhà nước nhằm hỗ trợ tạo điều kiện cho hoạt động quản trị RRTD tại ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN CHUNG
Cho đến nay, Agribank vẫn đang là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Năm 2016 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò NHTM hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tuy nhiên, với những bất lợi về kinh tế vĩ mô và sự phát triển hàng loạt các sản phẩm mới gần đây, Agribank đã phải đối mặt và chịu không ít tổn thất do không chỉ rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động mà còn bao gồm cả rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất gây nên mà nguyên nhân chính là do Agribank chưa thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro của ngân hàng mình.
Chính vì vậy, Khóa luận với tên “Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín
dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.” được thực hiện là có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao. Khóa luận đã hệ thống hóa được những lí luận về quản trị RRTD của NHTM trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp từ những thông lệ quốc tế tốt nhất có thể vận dụng ở các NHTM Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động quản trị RRTD của một số ngân hàng tiên tiến trên thế giới trên cơ sở đó làm rõ những nội dung quan trọng mà một ngân hàng cần quan tâm để nâng cao chất lượng quản trị RRTD. Bên cạnh đó, khóa luận làm rõ thực trạng quản trị RRTD và chất lượng quản trị RRTD tại Agribank, đánh giá một cách khách quan thực trạng về chất lượng quản trị tại ngân hàng này, đề xuất những giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng quản trị, cũng như một số kiến nghị và yêu cầu cần thiết cho công tác quản trị RRTD đối với các NHTM Việt Nam nói chung và tại Agribank nói riêng.
Hy vọng rằng những thông tin cập nhật trong khóa luận sẽ góp một phần nhỏ trong việc gợi mở cho các nhà quản trị ngân hàng của Agribank trong việc nghiên cứu, định hướng và triển khai khung quản trị RRTD cho phù hợp với yêu cầu thực tế, đồng thời hướng tới đáp ứng được các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao vị thế của Agribank trên thị trường nội địa và trường quốc tế.
Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã tham khảo và nhận được nhiều kiến thức từ các học thuyết, bài nghiên cứu, đặc biệt là sự hướng dẫn của TS. Bùi Tín Nghị. Tuy nhiên, Quản trị RRTD là một vấn đề rộng, phức tạp cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn. Mỗi một phương pháp quản trị của ngân hàng cũng chỉ tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Bởi lẽ các hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp, dẫn đến những rủi ro phát sinh cũng không ngừng thay đổi và xuất hiện dưới những hình thức mới khó lường trước. Bởi vậy, những đề xuất, gợi mở khoa học của khóa luận này vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung.
Tác giả xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Bùi Tín Nghị đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và định hướng trong quá trình thực hiện khóa luận. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã hỗ trợ tác giá trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu và số liệu liên quan đến khóa luận. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến nhận xét từ các giáo viên, các chuyên gia để tác giả hoàn thiện hơn những hiểu biết, kiến thức và nghiên cứu của bản thân về đề tài này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống kế (2011)- Nhiều tác giả 2. Giáo trình “ Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB thống kê
(2010) - Nguyễn Văn Tiến
3. Báo cáo thường niên ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011 - 2014
4. Luật các tổ chức tín dụng
5. Các văn bản của NHNN và ngân hàng Agribank 6. Cẩm nang tín dụng Agribank
7. Sổ tay tín dụng Agribank
8. Luận án tiến sĩ: “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản nợ và cớ tại 9. ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” - T.S. Trịnh
Hồng Hạnh _ HVNH 10. Website: http://www.agribank.com.vn/ 11. Website: http://www.sbv.gov.vn/ 12.http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/kinh- nghiem-quan-ly-rui-ro-tin-dung-tren-the-gioi-19013.html 13.http://agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong- agribank/2015/01/8314/agribank-2014--gop-phan-vao-thanh-cong-chung- cua-nganh-ngan-hang--07-01-2015-.aspx 14. http://vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=6405 15. http://epaper.tapchitaichinh.vn/TCTC 1 10 2015/files/assets/basic- htmhpage56.html [Type here]