Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 156 (Trang 42)

Mô hình quản trị rủi ro tại Agribank:

Sơ đồ 2.4: Mô hình quản trị rủi ro tại Agribank

Nguồn: Tổng hợp từ ngân hàng Agribank. 2.3.1. Nhận biết RRTD tại ngân hàng.

Hiện nay, công tác nhận diện rủi ro tín dụng chủ yếu được thực hiện thông qua: - Tiếp xúc khách hàng.

- Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng. - Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn.

- Thông qua việc kiểm tra thực tế.

Cụ thể: Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, cán bộ chấm điểm tín dụng tiến hàng điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư từ các nguồn: Hồ sơ do khách hàng cung cấp, gặp gỡ trực tiếp khách hàng, đi thăm thực địa doanh nghiệp, báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp, trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam và các nguồn khác.

STT Tiêu chí Trị số Điểm

F- Vốn kinh doanh Từ 50 tỷ đồng trở lên 30

Từ 40 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng 25

Công tác nhận diện rủi ro được thực hiện trong các giai đoạn của quá trình cho vay

2.3.2. Đo lường RRTD

> Mô hình chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng.

- Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một quy trình đánh giá xác suất của một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng cho vay như không trả được lại và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác.

- Công cụ chấm điểm tín dụng:

Hiện nay, quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng trong hệ thống Agribank đang được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 1406/NHNo-TD ngày 23/5/2007. Theo đó, căn cứ vào tính chất khác nhau giữa các nhóm khách hàng vay vốn, Agribank đã phân chia các khách hàng vay thành hai nhóm: Doanh nghiệp và cá nhân (bao gồm cá nhân và hộ gia đình).

Mô hình phân loại khách hàng đang được áp dụng trong hệ thống Agribank tương đối đơn giản, đối với doanh nghiệp bao gồm 5 nhóm chỉ tiêu cơ bản, trong đó có 4 chỉ tiêu định lượng phản ánh tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, mức độ uy tín trong quan hệ đối với ngân hàng: Chỉ tiêu lợi nhuận; Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ; Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; Chỉ tiêu nợ xấu tại Agribank; Chỉ tiêu định tính phản ánh mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

- Đối với khách hành doanh nghiệp: Agribank xếp thành 10 hạng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D.

Bảng tiêu chí sử dụng để chấm điểm khách hàng doanh nghiệp:

Căn cứ vào thang điểm dưới đây mà doanh nghiệp được xếp loại quy mô lớn, vừa và nhỏ:

- Doanh nghiệp nhỏ: dưới 30 điểm - Doanh nghiệp vừa: Từ 30 đến 69 điểm - Doanh nghiệp lớn: Từ 70 đến 100 điểm.

34

Từ 30 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng 20

Từ 20 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng 15

Từ 10 tỷ đống đến 20 tỷ đồng 10

< 10 tỷ đồng 5

2 Lao động Từ 1500 người trở lên 15

Từ 1000 người đến 1500 người 12

Từ 500 đến 1000 người 9

Từ 100 người đến 500 người 6

Từ 50 người đến 100 người 3

< 50 người 1

3 Doanh thu thuần Từ 200 tỷ đồng trở lên 40

Từ 100 tỷ đến 200 tỷ đồng 30 Từ 50 tỷ đến 100 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đến 50 tỷ đồng 10 Từ 5 tỷ đến 20 tỷ đồng 5 < 5 tỷ đồng 2 4 Nộp ngân sách Từ 10 tỷ đồng trở lên 15 Từ 7 tỷ đến 10 tỷ đồng 12 Từ 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng 9 Từ 3 tỷ đến 5 tỷ đồng 6 Từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng 3 < 1 tỷ đồng 1

Loại Mức độ rủi ro AAA:

Loại tối ưu

- Tình hình tài chính mạnh - Năng lực cao trong quản trị

- Hiệu quả hoạt động cao, có triển vọng phát triển lâu dài

- Vững vàng trước tác động của môi trường kinh tế

- Đạo đức tín dụng cao.

Thấp nhất

AA: Loại

ưu - Khả năng sinh lời tốt, hiệu quả hoạtđộng ổn định

- Quản trị tốt

- Đạo đức tín dụng tốt

- Có triển vọng phát triển lâu dài

Thâp

A: Loại

tốt - Hiệu quả hoạt động ổn định nhưngkhông tốt như khách hàng loại AA

- Có triển vọng phát triển tốt - Đạo đức tín dụng tốt - Quản trị tốt

Thấp

BBB:

Loại khá - Tình hình tài chính ổn đinh trongngắn hạn nhưng có một số hạn chế

về

năng lực quản lí và tài chính, có thể bị ảnh hưởng mạnh bởi tác đông của môi trường kinh doanh

- Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn.

Trung bình

BB: Loại trung bình khá

- Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn.

- Hoạt động kinh doanh tốt ở hiện tại nhưng dễ bị tổn thương bởi những

Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít hơn loại BBB

35

tác động của môi trường kinh doanh B: Loại trung bình - Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động

- Hiệu quả hoạt đông không cao, chịu nhiều sức ép mạnh mẽ hơn từ môi trường, dễ bị biến động bởi các tác động kinh tế nhỏ.

Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có khả năng mất vốn trong hiện tại nhưng trong tương lai sẽ gặp khó khăn

CCC: Loại dưới trung bình

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp,

kết quả kinh doanh nhiều biến động - Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ

trong một số năm tài chính gầy đây, và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả

năng sinh lời.

- Năng lực quản lí yếu

Cao, có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn

CC: Loại xa dưới trung bình

- Hiệu quả kinh doanh thấp

- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn ( <90 ngày) Rất cao, khả năng trả nợ của ngân hàng kém, khả năng mất vốn trong ngắn hạn C: Loại

yếu kém - Hiệu quả hoạt động kinh doanh rấtthấp, bị thua lỗ và không có triển

vọng phục hồi

- Năng lực tài chính kém, có nợ quá hạn

- Năng lực quản lí kém

Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức thu hồi vốn cho vay

D: Lọa rất yếu kém

- Khách hàng bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi và năng lực quản lí yếu kém

Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thu hồi được vốn cho vay

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Số đã trích lập dự phòng rủi ro 10471 9824 9096 8967

Xử lí rủi ro 2559 5929 7822 8020

Thu nợ sau khi xử lí rủi ro 2066 2229 2896 3014

Căn cứ vào kết quả phân loại trên ngân hàng thực hiện phân loại để chọn lọc và phát triển khách hàng, ra quyết định cấp tín dụng, giám sát đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ để có biện pháp xử lí và nâng cao năng lực cho vay, thu nợ và xử lí rủi ro.

37

2.2.4. Kiểm soát RRTD.

> Kiểm tra và giám sát khoản vay:

Thực hiện tốt công tác thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra giảm sát sau giải ngân, đảm bảo các khoản cho vay được sử dụng đúng mục đích và ngăn ngừa các rủi ro có thể phát sinh. Các CBTD của chi nhánh thường xuyên theo dõi các khoản vay của khách hàng và thông báo nhắc nhở các khoản vay đến hạn.

CBTD thường xuyên thu thập và xử lí thông tin từ hệ thống thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro của trung tâm phòng ngừa và xử lí rủi ro của Agribank hoặc thông tin phòng ngừa rủi ro của ngân hàng nhà nước (CIC),.. .về các thông tin như: tình hình thị trường sản phẩm, sự biến động giá cả, thị phần, độ tin cậy của báo cáo tài chính, uy tín khách hàng,...

Khi xác định hoạt động kinh doanh của khách hàng có dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ rủi ro phát sinh, các chi nhánh thực hiện xếp nhóm các khoản vay theo mức độ rủi ro đã xác định và chuyển toàn bộ hồ sơ các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 từ phòng tín dụng sang phòng quản lí rủi ro để theo dõi và xử lí.

> Đánh giá lại tài sản đảm bảo:

Bảo đảm tiền vay là một công cụ quan trọng trong quản lí tiền vay của ngân hàng. Các chi nhánh ngân hàng có quyền lựa chọn và quyết định cho vay có đảm bảo bằng tài sản và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Để tránh rủi ro, giá trị tài sản đảm bảo được đánh giá lại sau 6 tháng và ngay sau khi có biến động lớn về giá trị tài sản hay giá trị tài sản bị hao mòn vô hình. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo hoặc giảm giá trị dư nợ của khách hàng.

2.2.4. Tài trợ RRTD.

Bảng 2.8: Trích lập và xử lí dự phòng rủi ro của Agribank

> Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng:

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và tính vào chi phí hoạt động.

Định kì hàng quý, ngân hàng thực hiện phân loại tài sản có và dự kiến số tiền phải trích lập dự phòng, các chi nhánh trình những khoản rủi ro có điều kiện xử lí và lập phương án thu hồi nợ.

Phương pháp trích lập dự phòng: Trích theo quý, trong vòng 15 ngày làm việc đầu của tháng thứ 3 của mỗi quý, căn cứ vào số dư tại thời điểm ngày cuối cùng của tháng thứ 2 quý đó để thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro. So sánh số dự phòng phải trích và số dư dự phòng hiện có để điều chỉnh.

Từ đầu năm 2012, Agribank Việt Nam đã ban hành Quyết định 469/QĐ- HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 về việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/ QĐ- NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, cũng như phù hợp với thực tiễn giai đoạn hiện nay phù hợp với diễn biến nợ xấu trong những năm gần đây. Nhờ đó, hoạt động trích lập và xử lí dự phòng rủi ro của ngân hàng Agribank đã đạt được các kết quả tích cực. Giai đoạn 2011-2014, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro có chiều hướng giảm, trong năm 2011 trích lập dự phòng rủi ro là 10471 tỷ đồng và năm 2014 là 8.967 tỷ đồng, giảm 14,36% só với năm 2011. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro giảm xuống chứng tỏ danh mục cho vay của ngân hàng đã bớt rủi ro hơn. Trong 4 năm qua, mỗi năm Agribank cũng thu nợ ngoại bảng được từ 2.000 đến 4.000 tỷ đồng, nhờ đó đã bù đắp được phần nào cho số tiền sử dụng để trích lập dự phòng rủi ro và cải thiện được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn này.

> Xử lí rủi ro tín dụng:

- Hướng xử lí tổ chức khai thác:

+ Bổ sung tài sản đảm bảo: Khoản vay có biểu hiện bất ổn, nguồn thu không rõ ràng, tài sản đảm bảo có độ khả mại thấp, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo.

+ Chuyển nợ quá hạn: CBTD xác minh những lí do xin gia hạn là không hợp lệ. Đồng thời lập thông báo gửi khách hàng, bám sát nguồn thu để thu nợ. Trường hợp

khách hàng có nợ quá hạn đã được lãnh đạo có quyết định xử lí, CBTD thực hiện quyết định của lãnh đạo.

+ Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay: Bán tài sản đảm bảo tiền vay (trừ quyền sử dụng đất và tài sản khác mà pháp luật quy định phải tổ chức bán đấu giá chuyên trách); nhận trực tiếp tiền từ bên thứ 3 trong trường hợp bên thứ 3 có nghĩa vụ xử lí tài sản đảm bảo và trả tiền cho ngân hàng; hoặc trực tiếp nhận tài sản đảm bảo.

+ Khoanh nợ, xóa nợ: Trường hợp sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp mà không thu hồi được nợ, CBTD theo dõi và rà soát các điều kiện để tập hợp hồ sơ khoanh nợ, xóa nợ, báo cáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

- Hướng sử dụng các biện pháp thanh lí:

+ Xử lí nợ tồn đọng: Đối với nợ có tài sản đảm bảo thì tổ chức thanh lí để thu hồi nợ. Đối với nợ không có tài sản đảm bảo thì lập hồ sơ xin quyết định xóa nợ.

+ Khởi kiện: Ngân hàng tiến hành các thủ tục khởi kiện con nợ ra tòa để thu hồi nợ theo đúng trình tự tố tụng của tòa án.

Dựa vào bảng trên, công tác xử lí rủi ro của ngân hàng trong giai đoạn 2011- 2014 được cải thiện rõ rệt. Năm 2011 ngân hàng xử lý 2559 tỷ đồng và tăng lên 8020 vào năm 2014. Nhờ đó mà tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm nhanh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, phần lớn các khoản nợ xấu được xử lý bằng cách bán lại cho công ty VAMC.

2.4. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank.

2.4.1. Những kết quả đạt được.

Một là, Agribank bước đầu đã hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro. Đó là việc thành lập Ủy ban Quản trị rủi ro trực thuộc HĐQT. Đồng thời vẫn duy trì hoạt động của Trung tâm phòng ngừa, xử lí rủi ro trực thuộc Ban Giám đốc.

Hai là, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống đáng kể. Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống dưới 3%, đạt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, dù đã đạt chỉ tiêu nhưng vấn đề giải quyết nợ xấu vẫn còn nhiều bất cập.

2.4.2. Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và nguyên nhân.

> Vấn đề đầu tiên cần nói tới là tỷ lệ nợ quá hạn cao, xuất hiện trên nhiều lĩnh vực và nhiều thành phần kinh tế, dư nợ tiềm ẩn quá hạn lớn.

Theo số liệu do chính Agribank đưa ra thì tính đến 30/6/2011 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt 419.438 tỷ đồng, nợ xấu khoảng 23.953 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,68%, sau tăng lên 6,67%, trong khi tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thổng chỉ khoảng 3,39%. Mặc dù đến cuối năm 2011, tỷ lệ này có giảm xuống còn 6% nhưng vẫn là con số khá cao so với tổng thể nền kinh tế. Có lẽ đây chính là một trong những dấu hiệu mở đầu cho sự khủng hoảng và những vụ bê bối được phanh phui của Agribank.

Sang năm 2012, đây là năm được đánh giá là năm tài chính khó khăn cho Agribank khi đối mặt với tỷ lệ nợ xấu cao (khoảng 6,14%), sau giảm còn 5,8% (theo báo cáo thường niên năm 2012). Đến 31/12/2013 tỷ lệ nợ xấu chiếm 4,8% tổng dư nợ. Trong đó khu vực Hà Nội và T.p Hồ Chí Minh chiếm tới 72% tổng nợ xấu. Đến năm 2015, mặc dù tỷ lệ nợ xấu đã đạt dưới 3% nhưng con số này có được là do phần lớn nợ xấu đã được đẩy sang cho VAMC.

> Thứ hai, số vốn bị thất thoát tuy có giảm về số vụ nhưng lại tăng về quy mô và

mức độ nghiêm trọng...

Điều nay được thể hiện qua việc trong vòng chưa đầy 3 năm, hàng loạt các vụ bê bối, các cán bộ cấp cao của Agribank lần lượt bị phanh phui, tạm giữ hay truy tố hình

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 156 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w