Kiểm soát RRTD

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 156 (Trang 48)

> Kiểm tra và giám sát khoản vay:

Thực hiện tốt công tác thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra giảm sát sau giải ngân, đảm bảo các khoản cho vay được sử dụng đúng mục đích và ngăn ngừa các rủi ro có thể phát sinh. Các CBTD của chi nhánh thường xuyên theo dõi các khoản vay của khách hàng và thông báo nhắc nhở các khoản vay đến hạn.

CBTD thường xuyên thu thập và xử lí thông tin từ hệ thống thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro của trung tâm phòng ngừa và xử lí rủi ro của Agribank hoặc thông tin phòng ngừa rủi ro của ngân hàng nhà nước (CIC),.. .về các thông tin như: tình hình thị trường sản phẩm, sự biến động giá cả, thị phần, độ tin cậy của báo cáo tài chính, uy tín khách hàng,...

Khi xác định hoạt động kinh doanh của khách hàng có dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ rủi ro phát sinh, các chi nhánh thực hiện xếp nhóm các khoản vay theo mức độ rủi ro đã xác định và chuyển toàn bộ hồ sơ các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 từ phòng tín dụng sang phòng quản lí rủi ro để theo dõi và xử lí.

> Đánh giá lại tài sản đảm bảo:

Bảo đảm tiền vay là một công cụ quan trọng trong quản lí tiền vay của ngân hàng. Các chi nhánh ngân hàng có quyền lựa chọn và quyết định cho vay có đảm bảo bằng tài sản và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Để tránh rủi ro, giá trị tài sản đảm bảo được đánh giá lại sau 6 tháng và ngay sau khi có biến động lớn về giá trị tài sản hay giá trị tài sản bị hao mòn vô hình. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo hoặc giảm giá trị dư nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 156 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w