U 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 —NANo 2.7 2.6 3.8 6.2 6.3 4.8 4.6 →-VCB 3.8 2 2.9 2.1 3.2 3 2.3 -Λ-β∣DV 4.8 2.8 2.6 2.8 2.6 2.7 1.9 V Ietinbarik 1 0.6 12 0.7 14 2.1 1.2
Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank
30
Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank, VCB, BIDV, Vietinbank
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ số dư nợ trên tổng tài sản và số dư nợ trên tổng nguồn vốn đang có xu hướng giảm; hệ số bù đắp biến động thất thường. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức cao so với trung bình ngành, biến động phức tạp.
Cụ thể:
Tỷ số dư nợ trên tổng tài sản của các năm đều trên 70% - phản ánh việc sử dụng tài sản của các ngân hàng cho thấy cơ cấu tài sản của ngân hàng chủ yếu là các khoản cho vay. Tại thời điểm cuối năm 2014 là 75,6%, giảm 5% so với năm 2011. Tỷ số này giảm qua các năm là do tổng tài sản tăng nhưng dư nợ giảm hoặc tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng tài sản. Tuy nhiên, qua số liệu cho thấy dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của các ngân hàng qua các năm đều vượt khung an toàn Camel đưa ra là <= 60%.
Tỷ số dư nợ trên nguồn vốn huy động tại thời điểm năm 2014 là 81,92%, giảm 5,75% so với cuối năm 2011; nghĩa là năm 2014 bình quân 1 đồng vốn huy động được ngân hàng sẽ cho vay 0,8192 đồng (sinh lời^ Ngân hàng trích lập dự phòng, dự trữ
nhiều lên qua các năm ÷ Điều này có thể giúp ngân hàng đảm bảo an toàn cho hoạt
xem xét cơ cấu sao cho phù hợp để vừ đảm bảo được an toàn toàn hệ thống và lợi nhuận của ngân hàng.
Hệ số bù đắp biến động phức tạp tại thời điểm cuối năm 2012 và 2013, hệ số này đạt hơn 3%, nhưng đến năm cuối năm 2014 chỉ còn 1,86% với số tiền dự phòng rủi ro cho các khoản cho vay chỉ là 10.585 tỷ đồng. Ngân hàng đã trích lập dự phòng theo đúng TT02/2013-NHNN. Tuy nhiên, hệ số bù đắp cuối năm 2014 giảm so với năm 2012, 2013 là do năm 2014 Agribank đã ngân hàng đã thực hiện bán nợ cho công ty VAMC.(2.534 tỷ đồng cuối năm 2013 và năm 2014: 300 tỷ đồng).
Chất lượng tín dụng được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vào cuối năm 2013 là 4,8%% (mức trung bình ngành là 3,79%), có số dư nợ xấu cao nhất toàn hệ thống tương ứng là gần 33.519 tỷ đồng chiếm 25% nợ xấu toàn ngành, cao hơn vốn điều lệ ngân hàng tới hơn 10.000 tỷ đồng; trong đó nợ có khả năng mất vốn là 23.652 tỷ đồng. Nợ xấu tăng cao chủ yếu là do các sai phạm về pháp luật: về việc phân loại nợ và sai phạm của các cán bộ cấp cao, công nhân viên chức của ngân hàng.
÷ Tỷ lệ nợ xấu cao, xu hướng ngân hàng đang siết chặt, phát triển hoạt động cho
vay theo hướng nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tới mục tiêu kiềm chế tỷ lệ nợ xấu đạt mức tiêu chuẩn như NHNN đã đề ra (<3%). Nguồn huy động khá dồi dào, tăng
qua các năm nhưng hoạt động cho vay, quản trị tín dụng kém ÷ Tăng chi phí, gây thất
thoát vốn ÷ Chất lượng cho vay kém. Trong tương lai ngân hàng cần phân loại lại nợ
có các biện pháp xử lý nợ đúng đắn để đảm ảo hiệu quả hoạt động ngân hàng, tìm kiếm biện pháp hạn chế rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng.