Bài 1 8: Mạch giải mã nén tín hiệu tiếng(MPE G audio Decoder)

Một phần của tài liệu Giáo trình máy CDVCD phần 2 (Trang 48 - 49)

- HOST INTERFACE: Trạm giáo tiếp chủ, giao tiếp dữ liệu, địa chỉ với các khói vi xử lý, khối DSP – CD.

Bài 1 8: Mạch giải mã nén tín hiệu tiếng(MPE G audio Decoder)

Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về mạch giải mã nén tín hiệu tiếng (MPEG - AUDIO Decoder) dùng trong các máy CD/VCD. Bao gồm: Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt độngcủa mạch. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra,sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch giải mã nén tín hiệu tiếng (MPEG -AUDIO Decoder) của máy CD/VCD.

Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng

- Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của mạch giải mã nén tín hiệu tiếng đúng theo bài đã học.

- Trình bày đựơc nguyên lý hoạt động của mạch giải mã nén tín hiệu tiếng đúng theo

bài đã học.

- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của mạch giải nén tín hiệu tiếng đúng tiêu chuẩn thiết kế.

Nội dung chính:

18.1. Khái niệm chung về dữ liệu nén AUDIO MPEG dùng trong máy VCD:

Trong máy VCD tín hiệu âm thanh được nén theo chuẩn MPEG-1 theo hai loại

Layer I và Layer II. Để hiểu nguyên lý hoạt động của mạch giải nén, ta cần nắm sơ lược các phần sau:

18.1.1. Cấu trúc của chuổi dữ liệu nén âm thanh:

Hình 18.1: Cấu trúc của chuổi dữ liệu nén Âm thanh

Dòng dữ liệu nén âm thanh (MPEG AUDIO) có cấu trúc gồm nhiều gói âm

thanh (Audio Packets), mỗigói có cấu trúc như (hình 18.1). Bao gồm:

- Audio Packet Header: Chứa các thông tín về mã bắt đầu của gói (Packet Start

Code), chiều dài của gói (Length: chỉ số lượng Byte của gói ), và phần Presentation

time Stamps thì không bắt buộc.

- Aud io Frame: Trong gói âm thanh có nhiều khung liên tục, trong mỗi khung

chứa nhiều Slice và một số dữ liệu hổ trợ. Cụ thể một khung âm thanh có các phần tử

sau:

+ Audio Frame Header: Chứa nhiều thông tin khác nhau như : Từ đồng bộ (Sync Word), ID dùng cho bộ mã hoá nhận dạng dữ liệu cómã hoá nén hay không, Kiểu lớp (Layer Type) cho biết mã hoá Layer I, II hay III. Tốc độ bit lấy mẫu, số kênh …Nói

chung là các thông tin về hệ thống.

+ Audio Frame Cyclic Redundancy Code (CRC): Mã kiểm tra khung, dùng để nhận dạng lỗicủa khung.

Hình 18.2 - Cấu trúc của chuổi dữ liệu nén âm thanh

Các gói MPEG Audio sẽ được ghép chung với các gói Video thành chuổi dữ liệu nén

CD-DATA hay Serial Bitstream.

Để tái tạo lại tín hiệu Audio từ dòng bits chương trình hay dòng bit hệ thống

(System Bitstream) hay còn gọi Serial Bitstream. Thực hiện tách để tạo thành dòng

tín hiệu MPEG Audio và đưa vào bộ phận giải mã Audio decoder để tái tạo lại tín

hiệu Audio dưới dạng số (PCM) cấp cho mạch DAC để phục hồi lại tín hiệu âm thanh

dạng Analog.

Nếu đi sâu về lý thuyết cấu trúc chi tiết của mạch giải mã nén âm thanh thì rất phức tạp. Do giới hạn của giáo trình phục vụ cho việc sửa chữa nên ta chỉ quan tâm đến mạch dưới dạng sơ đồ khối, các tín hiệu liên quan đến khối chức năng giải nén âm

thanh (thực sự là các IC) đảmbảo cho mạch hoạt động.

18.1.2. Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch giải mã nén tín hiệu âmthanh (MPEG - AUDIO Decoder): thanh (MPEG - AUDIO Decoder):

Một phần của tài liệu Giáo trình máy CDVCD phần 2 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)