Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram): Trên cơ sở sơ đồ liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng ta bắt đầu đọc và phântích sơ đồ

Một phần của tài liệu Giáo trình máy CDVCD phần 2 (Trang 69 - 72)

- Nhóm tín hiệu giao tiếp với bộ nhớ (DRAM/ROM interface):

b. Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram): Trên cơ sở sơ đồ liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng ta bắt đầu đọc và phântích sơ đồ

mạch nguyên lý.

- Đối với RAM : (Hình 19.4a) có dung lượng 4Mbyte, 50 chân.

+ Các chân địa chỉ được ký hiệu từ (A0 –A11): Cụ thể từ chân 19, 20 <-> A10, A11. Chân (21 -> 24) <-> (A0 -> A3). Chân (27-> 32) <-> (A4 -> A9).

+ Các chân Data được ký hiệu từ (D0 –D15): Cụ thể từ chân 2, 3 <-> D0, D1. Tương tự như vậy, nhìn sơ đồ mach nguyên lý ta nhận được các chân còn lại.

+ Các chân nhận tín điều khiển: gồm các chân CLK, chân /CS, /RAS … phân tích như đãgiới thiệu ở phần chung.

+ Các chân cấp nguồn / đất: Gồm có Chân nhận nguồn cấp 3V3 (Vdd) ở các chân 1, 25 và 44. Các chân đất 0V (Vss) ở các chân 10, 26, 41, 50.

- Đối với ROM: ( Hình 19.4b)có dung lượng 2Mbyte, 32 chân. + Các chân địa chỉ được ký hiệu từ (LA0 –LA17).

+ Các chân Data được ký hiệu từ (LD0 –LD7).

+ Các chân nhận tín điều khiển: Có chân CE (Chip Enable) cho phép chip hoạt động, còn chân /OE đấu đất.

+ Các chân cấp nguồn / đất: IC nhận nguồn +5Vcc tại chân 32 và chân đất tại chân 16.

c.Hướng dẫn cách tạo sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của

bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất): Ban đầu khi mới làm quen ta nên tự mình vẽ lại sơ đồ liên lạc tóm sau khi nắm chắc các ký hiệu chân (thuật ngữ) và chức năng của các chân bằng cách phiến qua tiếng việt.

Sau khi đã quen thuộc ta nên khai thác trực tiếp phần sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất và chỉ lặp lại thao tác này khi ta gặp máy không có đầy đủ tài liệu.

d.Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy: máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy:

- Cách dò mạch điện: bằng cách xác định các khối chức năng thông qua các linh kiện dễ nhận biết, hoặc thông qua mã vùng của mạch, hoặc thông qua các trạm liên lạc như trạm dây liên lạc với bàn phím, hoặc liên lạc với IC nhớ, hoặc chính mã số của IC. Sau

khi xác định vùng mạch, bo ,bo mạch, ta lần lượt dò mạch theo từng nhóm liên lạc như ở sơ đồ khối tổng quát.

- Cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu:

Dựa vào bảng thông số của hãng hoặc dựa vào chức năng của các chân mà ta đã biết nó thuộc loại Data, xung Clock, hay tín hiệu logic, hay áp DC mà chọn dụng cụ đo là Máy hiện sóng hay VOM hoặc DMM.

Thông thường ta chỉ quan tâm đến nguồn cấp/ đất và các tín hiệu điều khiển như : CLK, /CS, MWE, CE…

19.3.3. Thảo luận các hiện tượng hư hỏng cơ bản cóthể xảy ra ra theo nhóm:

Gồm các hiện sau:

- Mất hiển thị - không điều khiển được.

- Đĩa quay - Mất hình, mất tiếng.

19.4. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa bộ nhớ RAM/ROM trong máy CD/VCD:

Hiện tượng hư hỏng ở đây ta chỉ quan tâm đến phần VCD là chủ yếu, còn phần

CD xem bài mạch điều khiển hệ thống (CPU). Ta đã biết nhiệm vụ của RAM/ROM liên quan đến mạch giải nén MPEG. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn và gợi ý phân tích theo hiện tượng trên mộtcách bao quát, tuỳ vào kết cấu của từng máy cụ thể mà vị trí kiểm tra cũng như một số chứcnăng mà trên mỗimáy sẽ khác nhau.

19.4.1. Mất hiển thị - không điều khiển được:

Đây là hiện tượng mà vùng mạch có khả năng hư hỏng liên quan đến mạch giải

nén, mạch hiển thị và mạch nhớ ROM. Ta đãbiết, dữ liệu điều khiển và nộidung hiển thị được lập trình sẵn bởi nhà sản xuất và nạp trong ROM. Do đó, một trong 3 mạch này hỏng đều gây ra hiện tượng trên. Trong trường hợp ghi vấn mạch nhớ ROM hỏng ta lần lượt kiểm tratheo thứ tự như sau:

- Kiểm tra nguồn cấp cho IC_ROM:Thường nguồn cấp cho ROM là +5V.

- Kiểm tra chân CE (Chip Enable): Cho phép chip ROM hoạt động, tác động mức cao “H”.

- Thay IC_ROM: Nếu các chân trên đều đảm bảo so với thông số chuẩn của máy thì ta tiến hàhthay IC_ROM.

Khi thay IC_ROM cần lưu ý :

- PhảiROM đúng với Model của máy, do ROM được lập trình theo IC giải nén.

- Nếu không có ROM cùng model của máy thì ta có thể lấy ROM của máy khác nhưng phải chạy cùng IC giải nén. Cần phải chép lại ROM của máy cùng model trước khi thay vào. Nếu không các phím lênh sẽ sai chứcnăng. ví dụ bấm “Open/Close” thì hiển thị “Play” …

- Sau khi thay ROM thì có hiển thị, máy hoạt động được nhưng bấm các phím lệnh trên máy hoặc trên điều khiển từ xa thì sai chức năng, đèn hiển thị sai. Ta phảinạp lại chương trình cho ROM, hoặc lập trình lại cho ROM đối với các Bo VCD đanăng của Trung quốc.

19.4.2. Đĩa quay - Mất hình, mất tiếng:

Đây là hiện tượng hư hỏng có thể liên quan đến nhiều vùng mạch chức năng có thể là:

trên.

+ Các chân nhận tín điều khiển: gồm các chân CLK, chân /CS, /RAS … phân tích như đãgiới thiệu ở phần chung.

Khi tất cả các chân trên đều đảm bảo ta tiến hành thay RAM cùng loại hoặc tương đương.

- Trường hợp nghi vấn do khối giải nén: Xem bài 16 - Sửachữa khối giải nén hình. - Trường hợp nghi vấn do mạch nhớ ROM: xem trường hợp trên (mục 4.1).

19.5. Giới thiệu sơ đồ chân RAM trên máy VCD dàn của hãng JVC:

Máy này dùng SDRAM, dung lượng 16Mb, mã số: HY57V161610DTC8. Sơ đồ chân như sau: (hình 19.5)

Hình 19.5 - Sơ đồ chân IC_SDRAM 18Mb

YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 19

* Nội dung:

+ Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên

lý hoạtđộng của mạch RAM và ROM . Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiệnhư hỏng trong mạch mạch RAM và ROM của máy CD/VCD.

+ Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng.

+ Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập.

* Phương pháp:

+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp

+ Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình máy CDVCD phần 2 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)