- HA, HD: là các bus địa chỉ và dữ liệu liên lạc với ROM.
b. Các đường tín hiệu giao tiếp chính trên khối giải nén hình:
20.3.1. Cung cấp tài liệu liên quan đến mạch vi xử lý chủ(Host µP) của máy đang thực hành tại xưởng: Bao gồm.
- Bảng tóm tắt các thống số kỹ thuật quan trọng do hãng sản xuất cung cấp, hoặc được
thể hiện ngay trên Schematic Diagram.
- Các tài liệu hổ trợ khác (nếu có).
20.3.2. Hướng dẫn thực hành khảo sát và phân tích:Gồm các bước sau: Gồm các bước sau:
- Hướng dẫn đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram).
- Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có sơ đồ thì dùng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất).
- Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên
máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy.
Sau đây sẽ giới thiệu máy VCD của Hãng JVC _MX-J770V minh hoạ cho các bước nêu trên: Cung cấp tài liệu:
- Cho sơ đồ mạch điện nguyên lý như ( Hình 20.3a ;b; c, d, e, f). - Các thống số kỹ thuật được thể hiện ngay trên Schematic Diagram.
Hình 20.4a
bài này:
Ban đầu khi mới làm quen ta nên tự mình vẽ lại sơ đồ liên lạc tóm sau khi nắm chắc các ký hiệu chân (thuật ngữ) và chức năng của các chân bằng cách phiên qua tiếng việt.
Ví dụ:
+ Cho tài liệu về máy VCD thực tế đangthực hành.
+ Học sinh tự tóm tắc mạch Host Micom của máy mình đangthực hành trên cơ sơ tài
liệu và máy thực tế. ( Xem như là bài tập mà học sinh phải làm ). + Vẽ tóm tắc lại các nhóm liên lạc và cụ thể hoá cho các chân.
+ So sánh với tài liệu lý thuyết đã học.
c.Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên
máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy:
- Cách dò mạch điện: bằng cách xác định các khối chức năng thông qua các linh kiện dễ nhận biết, hoặc thông qua mã vùng của mạch, hoặc thông qua các trạm liên lạc như trạm dây liên lạc với bàn phím, hoặc liên lạc với IC nhớ,hoặcchính mã số của IC. Sau khi xác định vùng mạch, bo ,bo mạch, ta lần lượt dò mạch theo từng nhóm liên lạc như ở sơ đồ khối tổng quát.
- Cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu:
Dựa vào bảng thông số của hãng hoặc dựa vào chức năng của các chân mà ta đã biết nó thuộc loại Data, xung Clock, hay tín hiệu logic, hay áp DC mà chọn dung cụ đo là Máy hiện sóng hay VOM hoặc DMM. Khi đo cần chú ý đến biên độ, tần số, và nhiễu đối với tín hiệu là Data, xung Clock. Độ lớn và nhiễu đối với tín hiệu logic, hay áp DC.
Tuỳ vào chức năng của các tín hiệu mà ta cần phảicho máy hoạt động cho phù
hợp khi cần kiểm tra, thông thường các thông số được đo ở chế độ Play.Chỉ nên kiểm tra các điểm Test quan trọng theo thứ tự khi ghi vấn hư hỏng do mạch Host Micom
hỏng:
+ Nguồn cung cấp / đất.
+ Nhóm tín hiệu chung cho hệ thống và với CPUSYS: RESET, OSCin
+ OSCout, SRDATA, SRCLK. + Nhóm tín hiệu đến khối MPEG.
+ Nhóm tín hiệu giao tiếp với ROM.
Trên cơ sở lý thuyết đã học ta lần lượt đo các thông số tại các chân và các điểm
TP theo Schematic của máy. như mạch trên có đủ tất các thông số ở các chân quan trọng.
20.3.3.Thảo luận các hiện tượng hư hỏng cơ bản có thể xảy ra ra theo nhóm:Gồm các hiện sau: Gồm các hiện sau:
20.4. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch giảinén tín hiệu AUDIO:
Ta đã biết mạch Host Micom thường được thiết kế để điều khiển khối MPEG. Nhưng cũng tuỳ máy mà HOST có thể có hoặc không. Nếu có Host Micom và khối CD được tách biệt thì ta có thể dùng đĩa CD để kiểm tra, nếu có âm thanh, còn khi dùng VCD hoặc đĩa MP3 thì không có tiếng và hình. Lức này có thể nói hư hỏng liên quan đến khối VCD. Nói cách khác, hư hỏng có thể rơi vào khối MPEG, RAM/ROM
và Host Micom.
Khi hư hỏng thuộc khối MPEG ta kiểm tra như bài sửa chữa mạch giải nén VIDEO. Sau đó kiểm tra Host Micom lần lược như sau và theo thông số của nhà sản xuất :
+ Nguồn cung cấp / đất.
+ Nhóm tín hiệu chung cho hệ thống và với CPUSYS: RESET, OSCin – OSCout, SRDATA, SRCLK.
+ Nhóm tín hiệu đến khối MPEG. + Nhóm tín hiệu giao tiếp với ROM.
Sau đây sẽ là một số hướng dẫn và gợi ý phân tích theo hiện tượng trên một cách
bao quát, tuỳ vào kết cấu của từng máy cụ thể mà vị trí kiểm tra cũng như một số chức năng mà trên mỗimáy sẽ khác nhau.
BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU
1. Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về mạch vi xử lý chủ (Host µP). 2. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch vi xử lý chủ (Host µP)
của các hãng sản xuất.
3. Đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý mạch vi xử lý chủ (Host µP) của các máy thông dụng.
4. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch vi xử lý chủ (Host µP).
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 20
* Nội dung:
+ Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên
lý hoạt động của mạch vi xử lý chủ . Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiệnhư hỏng trong mạch mạch vi xử lý chủcủa máy CD/VCD.
+ Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng.
+ Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập.
* Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp
+ Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu
+ Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối của mạch vi xử lý chủ(Host µP)?
Câu 2:Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động mạch vi xử lý chủ?
Câu 3:Trình bày các hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hư hỏng mạch vi xử lý chủ?
hảo, nên việc chẩn đoán cũng phải tuỳ theo cấu trúc của máy và phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người thợ. Do đó, trong bài này chắc chắn sẽ không hoàn hảo mà chỉ là những gợi ., nhằm giúp học viên tôi luyện từ những vấn đề rất cản bản và đối một số hiện tượng thông dụng mac thôi.
Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng
- Mô tả đầy đủ các hiện tượng hư hỏng thường xảy ra đối với máy CD/VCD. - Phân tích được các nguyên nhân hư hỏng.
- Điều khiển và điều chỉnh đầu máy CD/VCD một cách thành thạo.
- Chẩn đoán đúng khối, vùng mạch có sự cố tương đối chính xác và nhanh chóng.
Nội dung chính: