- Môi trường của chính quyền tỉnh.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN triển giao thông nông thôn
1.1.1. Giao thông nông thôn và vai trò của giao thông nông thôn
1.1.1.1 Giao thông nông thôn
Giao thông nông thôn là một bộ phận của cơ sở hạ tầng nông nghiệp, bao gồm cơ sở hạ tầng đường bộ, đường mòn, đường đất phục vụ sự đi lại trong nội bộ nông thôn nhằm phát triển sản xuất và phục vụ giao lưu kinh tế văn hóa xã hội của các làng xã, thôn xóm. Hệ thống này nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại.
Giao thông nông thôn không chỉ là sự di chuyển của người dân nông thôn và hàng hóa của họ, mà còn là các phương tiện để cung cấp đầu vào sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ cho khu vực nông thôn của các thành phần kinh tế quốc doanh và tư nhân. Đối tượng hưởng trực tiếp của hệ thống giao thông nông thôn sau khi xây dựng mới, nâng cấp là người dân nông thôn, bao gồm các nhóm người có nhu cầu và ưu tiên đi lại khác nhau như nông dân, doanh nhân, cán bộ công nhân viên của các đơn vị phục vụ công cộng làm việc ở nông thôn.
Giao thông nông thôn bao gồm:
+ Mạng lưới đường giao thông nông thôn: đường huyện, đường xã và đường thôn xóm, cầu cống, phà trên tuyến.
+ Các cơ sở hạ tầng giao thông ở mức độ thấp (các tuyến đường mòn, đường đất và các cầu cống không cho xe cơ giới đi lại mà chỉ cho phép người đi bộ, xe đạp, xe máy,…đi lại ). Các đường mòn và các đường nhỏ cho người đi bộ, xe đạp, xe thồ, xe súc vật kéo, xe máy và đôi khi cho xe lớn hơn, có tốc độ thấp đi lại là một phần mạng lưới giao thông, giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa đi lại của người dân.