Theo kết quả khảo sát, đa phần các chủ thể được khảo sát đều có sự nhìn nhận và đánh giá tương đối tốt về hiệu quả và khả năng vận hành các nguồn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 (Trang 67 - 71)

- Môi trường của chính quyền tỉnh.

Theo kết quả khảo sát, đa phần các chủ thể được khảo sát đều có sự nhìn nhận và đánh giá tương đối tốt về hiệu quả và khả năng vận hành các nguồn

nhận và đánh giá tương đối tốt về hiệu quả và khả năng vận hành các nguồn ngân sách để thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020.

2.4.3. Đánh giá đối với kiểm tra sự thực hiện Đề án

- Đánh giá đối với xây dựng hệ thống thông tin phản hồi

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái đã xây dựng hệ thống thông tin phản hồi thông qua các quy định chế độ thông tin báo cáo hàng tháng, quý, 6 tháng và hàng năm. Thông tin đã được các sở tổng hợp, kiểm

soát, thẩm định và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Ngoài ra khi có vấn đề, yêu cầu cơ sở báo cáo trực tiếp hoặc theo nội dung báo cáo chuyên đề để giám sát sự thực hiện và rút kinh nghiệm.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và hàng năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của các sở, ban, ngành của tỉnh. Tổ chức phát phiếu thăm dò ý kiến nhân dân và các tổ chức về tiến độ, chất lượng thực hiện các dự án phát triển giao thông nông thôn thuộc Đề án. Thông qua các phương tiện thông đại chúng để nắm thêm tình hình về tổ chức thực hiện triển khai Đề án thông qua các phóng sự, bản tin liên quan.

-Đánh giá đối với giám sát đánh giá sự thực hiện

Công tác kiểm tra, giám sát thông qua các đoàn kiểm tra, đánh giá tại các địa phương được tiến hành định kỳ hằng năm; ngoài ra, còn có các Đoàn kiểm tra, giám sát theo chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát thực tế tại các địa phương, đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Kịp thời chấn chỉnh những nơi làm chưa tốt, chưa đúng quy định của nhà nước.

Các ngành chức năng ở các huyện, thị xã, thành phố cũng đã chủ động tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại các xã, phường, thị trấn.

- Điều chỉnh thực hiện Đề án

Qua thời gian thực hiện, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái quyết định điều chỉnh Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 978/QĐ- UBND ngày 06/6/2017, trong đó:

- Về nội dung: Điều chỉnh một số nội dung về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của các tuyến đường; điều chỉnh, bổ sung cơ chế hỗ trợ vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi hoặc đá) từ ngân sách nhà nước cho phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn tại các địa phương.

Chỉ huy Quân sự tỉnh về công tác phá đá, nổ mìn phục vụ thi công các công trình giao thông nông thôn thuộc Đề án.

- Đánh giá đối với kiến nghị hoàn thiện đổi mới

Trên cơ sở kinh nghiệm và thực tiễn chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã thường xuyên kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải để tiếp tục hoàn thiện, đổi mới nội dung, phương thức thực hiện Đề án, đảm bảo tăng cường hiệu quả và thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của nhân dân và các tổ chức.

Bảng 2.17. Kết quả điều tra khảo sát việckiểm tra sự thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái

STT Nội dung Điểm TB

1

Sự cập nhật phản ứng của lãnh đạo địa phương về phản ứng tích cực/tiêu cực của người dân và doanh nghiệp khi tham gia thực hiện Đề án.

4,15

2 Sự cập nhật thông tin báo cáo về tình hình triển khai thực hiện

Đề án trên địa bàn của lãnh đạo. 3,34

3

Sự cập nhật thông tin về những bất cập trong triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn mà lãnh đạo địa phương nhận được.

3,65

4 Các giải pháp điều chỉnh Đề án được đề xuất. 4,07

5 Tính tối ưu của giải pháp được điều chỉnh. 4,04

6 Tính khách quan của việc lựa chọn giải pháp. 4,02

7 Tính hiệu quả trong thực hiện giải pháp điều chỉnh. 4,18

Nguồn: Kết quả khảo sát

Theo kết quả khảo sát, có 5 tiêu chí được đánh giá cao với điểm trung bình đạt từ 4,02 đến 4,18. Điều này cho thấy người dân và doanh nghiệp đã được trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với chính quyền, cơ quan triển khai thực hiện đề án; gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo trí, phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Hằng năm, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức đánh giá Đề án để xem xét một cách có hệ thống và khách quan về kết quả thực hiện, những điểm mạnh, điểm yếu, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của điểm yếu, tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

02 tiêu chí có điểm trung bình thấp hơn, đạt từ 3,34 đến 3,65, gồm “Sự cập nhật thông tin báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn của lãnh đạo” “Sự cập nhật thông tin về những bất cập trong triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn mà lãnh đạo địa phương nhận được” cho thấy một số sở, ngành, địa phương chưa tuân thủ nghiêm túc chế độ báo cáo, chưa kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đề án, gây khó khăn cho việc nắm bắt thông tin của cấp thẩm quyền; một số cơ quan chức năng còn chưa phát huy tốt vai trò kiểm tra, giám sát, chưa kịp thời đề xuất các nội dung bất cập, điều chỉnh, bổ sung đề án để đảm bảo phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn.

2.5. Đánh giá chung về triển khai đề án phát triển giao thông nông thôntrên địa bàn tỉnh Yên Bái trên địa bàn tỉnh Yên Bái

2.5.1 Đánh giá thực hiện mục tiêu đề án

Sau 5 năm triển khai (năm 2016 - 2020), kết quả đạt được so với mục tiêu của đề án như sau:

* Về khối lượng thực hiện:

- Đã kiên cố hóa được 992 Km mặt đường giao thông liên xã, liên thôn và nội thôn/mục tiêu của đề án là 435 Km, vượt 128% so với mục tiêu đề án.

- Mở mới, mở rộng 129 Km đường thôn bản/mục tiêu của đề án là 600 Km, bằng 21,5% mục tiêu đề án.

- Xây dựng 1.215 công trình thoát nước/mục tiêu của đề án là 2.070 công trình thoát nước, bằng 58,6% mục tiêu của đề án.

* Về nguồn vốn ngân sách nhà nước đã huy động:

Tổng số vốn ngân sách nhà nước đã huy động là: 423,55 tỷ đồng/mục tiêu của đề án là 270,65 tỷ đồng, bằng 156% mục tiêu đề án.

Bảng 2.18 . Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái

STT T

Năm Đối với đường kiên cố mặt đường

(Km)

Đối với đường mới mở (Km) Số công trình thoát nước Vốn NN tài trợ (Tỷ đồng)

(Công trình) KH Thực hiện KH Thực hiện KH Thực hiện KH Thực hiện 1. 2016 87 78,64 120 118,87 414 207 54,13 39,51 2. 2017 87 139,11 120 1,04 414 355 54,13 64,16 3. 2018 87 146,82 120 3,34 414 109 54,13 71 4. 2019 87 367,61 120 6 414 434 54,13 178,37 5. 6 tháng năm 2020 87 190,51 120 414 110 54,13 70,52 Tổng cộng 435 992,69 600 129,24 2.070 1.215 270,65 423,55

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w