Đánh giá đối với việc chuẩn bị triển khai đề án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 (Trang 55 - 59)

- Môi trường của chính quyền tỉnh.

tỉnh, MTTQ, Đoàn thể

2.4.1 Đánh giá đối với việc chuẩn bị triển khai đề án

a) Đánh giá đối với xây dựng kế hoạch thực hiện đề án và ra văn bản hướng dẫn triển khai đề án

Để triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành kèm theo Đề án là kế hoạch triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó đã xác định rõ về kế hoạch xây dựng đối với từng loại đường giao thông nông thôn, thời gian thực hiện, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Bảng 2.8: Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020

STT Năm Đối với đường kiên cố mặt đường (Km) Đối với đường mới mở (Km) Số công trình thoát nước (Công trình) Vốn NN tài trợ (Tỷ đồng) 1. 2016 87 120 414 54,13 2. 2017 87 120 414 54,13 3. 2018 87 120 414 54,13 4. 2019 87 120 414 54,13 5. 2020 87 120 414 54,13

Nguồn: Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 3156/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Yên Bái).

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài chính là các đơn vị tham mưu xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh và xin ý kiến phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham mưu phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị theo chức năng của mình và ban hành các văn bản hướng dẫn kèm theo các loại kế hoạch, cụ thể như sau:

- Kế hoạch và hướng dẫn triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020.

- Kế hoạch và hướng dẫn phân bổ vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và hằng năm để triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

- Kế hoạch và hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố về kỹ thuật, thi công, lập, thẩm định dự toán, hồ sơ thi công, nghiệm thu, quản lý chất lượng xây dựng, thanh quyết toán các công trình giao thông nông thôn thuộc Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn xây dựng, triển khai các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn quản lý, bảo trì các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Kế hoạch và hướng dẫn giám sát đánh giá việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về phát triển giao thông nông thôn hằng năm.

Bảng 2.9: Đánh giá về lập kế hoạch triển khai đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh

STT Nội dung Trungbình

1 Xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong tổ chức thực thi

đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh 4,03

2 Liên tục tổng hợp tình hình qua từng giai đoạn để báo cáo UBND tỉnh vềcông tác triển khai và kết quả thực hiện thực thi đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh

4,22 3 Tổ chức hoạch định nguồn kinh phí và nhân lực nhằm tổ chức thực thichính đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh 3,54 4

Ban chỉ đạo thực hiện đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh làm tốt chức năng của mình đối với việc lập kế hoạch và liên

tục theo sát tiến độ 4,21

Nguồn: Kết quả khảo sát

Theo kết quả khảo sát, cả 3 tiêu chí khảo sát về lập kế hoạch triển khai đề án là

“Xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong tổ chức thực thi đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh”, “Liên tục tổng hợp tình hình qua từng giai đoạn để báo cáo UBND tỉnh về công tác triển khai và kết quả thực hiện thực thi đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh”, “Ban chỉ đạo thực hiện đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh làm tốt chức năng của mình đối với việc lập kế hoạch và liên tục theo sát tiến độ” được đánh giá cao với điểm trung bình đạt từ 4,03 đến 4,22. Điều này khẳng định việc tổ chức lập kế hoạch triển khai đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được thực hiện tương đối tốt, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. Tuy nhiên, tiêu chí về “Tổ chức hoạch định nguồn kinh phí và nhân lực nhằm tổ chức thực thi chính đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh” có số điểm thấp hơn là 3,54 điểm, cho thấy quá trình xây dựng kế hoạch triển khai đề án còn mang tính chất bình quân chung giữa các địa phương; chưa lường hết được những yếu tố khó khăn đối với các huyện vùng cao như huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, các địa phương này do địa hình phức tạp, nguồn

vốn đầu tư còn hạn chế, nhân dân chủ yếu là hộ nghèo, do vậy việc thực hiện Đề án sẽ không được thuận lợi như đối với các huyện vùng thấp.

b) Đánh giá đối với thực hiện tập huấn đào tạo bồi dưỡng nhằm thực hiện mục tiêu đề án

Giai đoạn 2016 - 2020, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài chính đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác phát triển giao thông nông thôn ở các cấp, nhất là cán bộ cấp xã, thôn, bản theo các kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt.

Nội dung các chuyên đề tập huấn không chỉ cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ chế, chính sách, quy trình triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, mà còn trang bị thêm cho cán ở cơ sở những kỹ năng về xây dựng, lập kế hoạch; kỹ năng tuyên truyền, vận động cộng đồng và người dân... Kết quả, đã tổ chức được trên 100 lớp đào tạo, tập huấn cho hơn 8.000 cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng nông thôn mới tại cơ sở.

Bảng 2.10: Kết quả đào tạo, tập huấn

STT Nội dung 2016Đào tạo2019 2016Tập huấn2019

1. Số lớp tổ chức 20 10 40 30

2. Số đối tượng tham gia 1.600 1.600 3.200 2.400

3. Nội dung các lớp

3.1 (1) Đào tạo về kỹ năng xây dựng, lập kế hoạch.

10 5

3.2 (2) Đào tạo về công tác lập hồ sơ, thanh toán, quyết toán các công trình GTNT.

10 5

3.3 (3) Tập huấn về kỹ thuật thi công,

quản lý chất lượng các công trình giao thông nông thôn.

20 15

3.4

(4) Tập huấn về kỹ năng tuyên truyền, vận động cộng đồng và người dân tham gia thực hiện Đề án

20 15

Nguồn: Báo cáo tổng kết Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020.

triển giao thông nông thôn trên địa bàn Yên Bái

STT Nội dung Trung

bình

1 Thời gian tổ chức lớp đào tạo tập huấn phù hợp với các đối tượng tham gia 3,9 2 Nội dung đào tạo, tập huấn được chuẩn bị giúp đối tượng tham gia cập nhật

được kiến thức phục vụ công việc 4,05

3 Năng lực thực hiện công việc của những đối tượng tham gia đào tạo

tập huấn thay đổi tích cực 4,1

Nguồn: Kết quả khảo sát

Theo kết quả khảo sát đối với các tiêu chí đánh giá về công tác đào tạo tập huấn nhằm thực hiện mục tiêu Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn Yên Bái, các tiêu chí có điểm trung bình đạt từ 3,9 đến 4,1 điểm, qua đó cho thấy công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nhằm thực hiện mục tiêu đề án được triển khai thực hiện tương đối tốt, đáp ứng mục tiêu nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện đề án tại cấp huyện, cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w