- Môi trường của chính quyền tỉnh.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
3.3.4. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu cho Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phù hợp với điều kiện của các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Yên Bái nói riêng trong tình hình mới.
- Tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức tham gia đóng góp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn, giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
KẾT LUẬN
Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2016 - 2020.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Đề án vẫn còn có những hạn chế nhất định, khiến kết quả thực hiện tại một số địa phương chưa được như mong muốn. Các
bước trong triển khai thực hiện Đề án đã được tuân thủ, song do điều kiện địa hình phức tạp, ngân sách hạn hẹp, địa bàn dân cư thưa thớt, đại đa số người dân có thu nhập thấp, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên đã làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện đề án, công tác tuyên truyền của một số xã đến người dân chưa được sâu rộng, việc lựa chọn một số tuyến đường đầu tư hiệu quả kinh tế chưa cao, thiếu sự đồng thuận của nhân dân.
Với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự thành công của việc triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tác giả đã chọn đề tài:
“Đánh giá triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Luận văn đã thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Chương 1, Luận văn đã trình bày khái quát, hệ thống hóa các lý luận khoa học cơ bản về đánh giá triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Chương 2, Luận văn đã tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác đánh giá thực thi Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, các báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn 2016 - 2019 và 6 tháng năm 2020. Nêu lên được những ưu điểm và cũng đã chỉ ra những mặt còn hạn chế trong công tác đánh giá triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh; đưa ra được những nguyên nhân của những hạn chế đó.
Chương 3, Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân đã được chỉ ra ở chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2025.
Tuy nhiên, do những hạn chế về hiểu biết của cá nhân và khả năng có hạn nên luận văn của tôi còn rất nhiều thiếu sót. Những giải pháp trên mới chỉ dừng lại ở những gợi ý chung, để thực hiện chúng cần phải có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn để xây dựng thành chương trình hành động cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Yên Bái.
1. Báo Xây dựng năm 2019, Yên Bái: Phát triển giao thông nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng Nông thôn mới
2. Báo Yên Bái năm 2019, Đột phá phát triển giao thông nông thôn; Yên Bái: Phát triển giao thông nông thôn - tiền đề xây dựng nông thôn mới.
3. Đặng Văn Ái (2013), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng.
4. Lê Đức Thịnh (2018), Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
5. Nguyên Thị Bích Lệ (2016), Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Công, Học viện Hành chính Quốc Gia.
6. Nguyễn Thị Bích Vân (2018), Đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Chính sách công, Học Viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
7. Phạm Văn Út (2017), Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
8. Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái (2020), Báo cáo kết quả phát triển giao thông vận tải tỉnh Yên Bái 5 năm 2016 - 2020; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu giai đoạn 2021 - 2030
9. Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái (2020), Báo cáo tổng kết đánh giá 05 năm thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 -2020
10. Trương Hồng Hải (2018), Thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Chính sách công, Học Viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
“Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010 - 2020.
12. Võ Thanh Duy (2014), Đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới: Trường hợp tại hai xã Bình Dương và Bình Hiệp, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ Chính sách công, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
(Dành cho lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo, chuyên viên các phòng, ban chuyên môn của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh
Yên Bái) Kính chào ông/bà!
Để có những đánh giá khách quan trong việc đánh giá triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện đối với Đề án này, xin ông/bà vui lòng chọn một phương án trả lời duy nhất cho mỗi nhận định dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào các ô tương ứng với quy ước: 1- Rất không đồng ý 2- Không đồng ý 3- Bình thường 4- Đồng ý 5- Rất đồng ý TT Chỉ tiêu 1 1 1 2 3 3 5 4 5 5