Đánh giá việc chỉ đạo triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 (Trang 59 - 67)

- Môi trường của chính quyền tỉnh.

tỉnh, MTTQ, Đoàn thể

2.4.2. Đánh giá việc chỉ đạo triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bá

nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái

a. Đánh giá đối với hoạt động thông tin tuyên truyền và tư vấn

Việc phổ biến, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái chú trọng với những đổi mới về phương pháp và cách thức truyền thông. Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể huyện, thị xã, thành phố, xã, thôn, xóm, bản xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức tuyên truyền, vận động mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia thực hiện; giao Tỉnh đoàn Yên Bái phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành để tổ chức phổ biến, tuyên truyền vận động đoàn viên, thanh niên tham gia triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án; tổ chức các đợt thanh niên tình nguyện tham gia tích cực xây dựng các công trình giao thông nông thôn.

Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái và các tổ chức đoàn thể nhân dân đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các ngành để tổ chức phổ biến,

tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án; tham gia tích cực việc giám sát cộng đồng đối với các hoạt động xây dựng các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn…

Ngoài ra, tỉnh Yên Bái cũng thường xuyên phối hợp, tuyên truyền giới thiệu về Đề án qua các bản tin của các báo, đài phát thanh và truyền hình Trung ương như: VTV, VOV, Báo Nông nghiệp Việt Nam.... và các cơ quan báo chí địa phương như Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái, Tạp chí Văn nghệ - Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, trong đó có kết hợp đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Toàn tỉnh đã tổ chức được trên 520 hội nghị, dựng gần 1.000 pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về phát triển giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; tổ chức được trên 100 lớp tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới và phát triển giao thông nông thôn tại các xã trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.12: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền về đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái

STT Hình thức tuyên truyền ĐVT 2017 2018 2019

1 Tài liệu hướng dẫn Bộ 300 200 100

2 Tờ rơi các loại Tờ 2.500 2.000 1.500

3 Bản tin Quyển 30 30 40

4

Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã đưa tin về tổ chức thực hiện đề án phát triển giao thông nôn

Lần

phát 50 50 60

5 Xây dựng chuyên mục phát trên truyền

hình tỉnh

Chuyên

mục 10 15 20

6 Đưa bài viết trên báo Yên Bái Bài 25 30 35

Bảng 2.13: Đánh giá qua phiếu điều tra về hoạt động thông tin tuyên truyền và tư vấn đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái

STT Nội dung Trung

bình

1 Hình thức tuyên truyền chính sách phong phú, đa dạng và hiệu quả 4,2

2 Nội dung tuyên truyền sâu và sát với tình hình thực tế 4,5

3 Cơ quan tuyên truyền giải đáp thắc mắc của người dân tốt 4,1

Nguồn: Kết quả khảo sát

Mặc dù đều đạt các kết quả tích cực từ đánh giá qua phiếu điều tra về hoạt động thông tin tuyên truyền và tư vấn đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tuy nhiên việc giải đáp thắc mắc của người dân từ phía Cơ quan tuyên truyền cũng cần tiếp tục được nâng cao

b. Đánh giá đối với việc thực hiện các kế hoạch triển khai Đề án

- Về hướng dẫn và phân bổ các nguồn vốn đầu tư công hằng năm để triển khai thực hiện Đề án

Căn cứ nhu cầu đầu tư các dự án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn, hằng năm, các tổ nhân dân, thôn, xóm, bản cùng với Ủy ban nhân dân các xã, phường thị trấn tổ chức họp dân và lập văn bản đề nghị xây dựng các công trình giao thông nông thôn, gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (qua Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Tài chính - Kế hoạch).

Theo đề nghị của các các xã, phường thị trấn, Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập danh mục nhu cầu đầu tư các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn, để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải), theo nguyên tắc và thứ tự ưu tiên sau:

+ Danh mục các công trình đăng ký đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông nông thôn miền núi tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1243/QĐ-UBND ngày 04/8/2010.

+ Ưu tiên các dự án không vướng mắc giải phóng mặt bằng. + Ưu tiên các xã có phương án tổ chức, quản lý thi công tốt.

+ Phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đối với các xã phấn đấu đạt 19 tiêu chí trong giai đoạn 2016 - 2020.

+ Ưu tiên đầu tư đối với các xã trọng điểm phát triển kinh tế xã hội, lưu thông hàng hóa cao, địa điểm khu vực trọng yếu về an ninh quốc phòng.

Trên cơ sở đề xuất của các huyện, thị xã, thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải rà soát, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phân bổ, lồng ghép các nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các huyện, thị xã, thành phố để tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Đánh giá đối với thực hiện các dự án giao thông nông thôn thuộc Đề án

Sau khi có quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức triển khai:

+ Phân bổ chi tiết các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, vốn đối ứng của ngân sách huyện cho các xã, phường, thị trấn để triển khai thực hiện các dự án giao thông nông thôn.

+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức lập hồ sơ thiết kế thi công, hồ sơ dự toán các công trình theo thiết kế mẫu được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và các hướng dẫn của các Sở chuyên môn.

+ Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật các dự án theo đúng quy định phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quản lý kinh phí hỗ trợ và quản lý chất lượng các công trình, nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành theo đúng các quy định hiện hành và hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài chính.

Căn cứ chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đã triển khai:

+ Chỉ đạo các tổ nhân dân, thôn, xóm, bản tổ chức thi công các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn; tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện đóng góp, tham gia thi công các công trình theo kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

dân, thôn, xóm, bản, sử dụng và bảo trì; thực hiện quyết toán nguồn kinh phí được tỉnh hỗ trợ theo hướng dẫn của Sở Tài chính.

- Đánh giá đối với tạo động lực

Kết quả triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn của các địa phương hằng năm đã được tỉnh Yên Bái đưa vào thành một trong các tiêu chí để bình xét thi đua, khen thưởng đối với các các tập thể, cá nhân xuất sắc. Ngoài ra, đối với các địa phương làm tốt còn được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xem xét, thưởng thêm vốn từ ngân sách tỉnh (ngoài kế hoạch giao đầu năm) để hỗ trợ đầu tư bổ sung các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn các xã.

+ Đối với tập thể

Năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã tặng Cờ thi đua cho 12 xã, kèm theo thưởng công trình trị giá 200 triệu đồng/xã, tổng tiền thưởng công trình là 2,4 tỷ đồng.

Năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã tặng Cờ thi đua cho 15 xã, kèm theo thưởng công trình trị giá 500 triệu đồng/xã, tổng tiền thưởng công trình là 7,5 tỷ đồng.

Năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã tặng thưởng Cờ thi đua cho 13 xã, kèm theo thưởng công trình trị giá 500 triệu đồng/xã, tổng tiền thưởng công trình là 6,5 tỷ đồng.

Năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã tặng thưởng Cờ thi đua cho 22 xã, kèm theo thưởng công trình phúc lợi trị giá 500 triệu đồng/xã, tổng tiền thưởng công trình là 11 tỷ đồng.

* Đối với cá nhân

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã tặng bằng khen năm 2016 cho 25 tập thể và 39 cá nhân; năm 2017 cho 45 tập thể và 45 cá nhân; năm 2018 là 26 tập thể và 49 cá nhân.

- Đánh giá đối với phối hợp các cơ quan, ban, ngành

Thực hiện các Quyết định và Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã có các chương trình phối hợp để tổ

chức triển khai thực hiện Đề án, cụ thể:

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Phối hợp cân đối, lồng ghép các nguồn lực của ngân sách địa phương để bố trí cho Đề án.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp rà soát, xác định nhu cầu đầu tư các công trình giao thông nông thôn hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

+ Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Xây dựng: Phối hợp mở các lớp tập huấn, đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện đề án.

+ Phối hợp giữa các sở, ban, ngành, Tỉnh đoàn Thanh niên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở trong công tác vận động, tuyên truyền nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức tham gia thực hiện Đề án.

Bảng 2.14. Kết quả điều tra khảo sát việc triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái

STT Nội dung Điểm TB

1

Các biện pháp tuyên truyền về Đề án được thực hiện đa dạng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân và các tổ chức tiếp cận được thông tin về Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn.

4,36

2 Nhận thức của người dân về Đề án phát triển giao thông nông

thôn được phổ biến, tuyên truyền trên địa bàn. 3,37

3 Trình độ đội ngũ thực thi Đề án phát triển giao thông nông thôn

trên địa bàn. 4,25

4 Thái độ đội ngũ thực thi Đề án phát triển giao thông nông thôn

trên địa bàn 4,32

5 Nguồn vốn cho việc triển khai thực hiện Đề án được đảm bảo

đúng tiến độ. 3,64

6 Công tác phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, địa phương

trong triển khai thực hiện Đề án. 4,21

Nguồn: Kết quả khảo sát

Theo kết quả khảo sát, tiêu chí về “Các biện pháp tuyên truyền về Đề án được thực hiện đa dạng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân và các tổ chức tiếp cận được thông tin về Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn” có điểm

khảo sát trung bình cao nhất là 4,36 điểm, điều đó khẳng định công tác tuyên truyền thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện rất tốt, giúp cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận được các thông tin về Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh. Các tiêu chí về “Trình độ đội ngũ thực thi Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn”, “Thái độ đội ngũ thực thi Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn”, “Công tác phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện Đề án” có điểm số trung bình từ 4,21 đến 4,32 điểm, cho thấy trình độ của đội ngũ thực thi Đề án mà trực tiếp là lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban được phân công giao nhiệm vụ có đủ điều kiện, năng lực, trách nhiệm để triển khai thực hiện đề án và coi công tác phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn là một nhiệm vụ chính trị quan trọng cần tập trung để triển khai thực hiện.

02 tiêu chí được đánh giá thấp hơn là tiêu chí về “Nhận thức của người dân về Đề án phát triển giao thông nông thôn được phổ biến, tuyên truyền trên địa bàn”

“Nguồn vốn cho việc triển khai thực hiện Đề án được đảm bảo đúng tiến độ” có điểm đánh giá tiêu chí trung bình từ 3,37 đến 3,64 điểm, điều đó chứng tỏ nhu cầu đầu tư các công trình giao thông nông thôn của các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn rất lớn, nhưng nguồn vốn bố trí từ ngân sách nhà nước và huy động đóng góp của nhân dân tại một số địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được hết nhu cầu đầu tư; ý thức của một bộ phận người dân chưa tốt, chưa nhận thức được hết vai trò, ý nghĩa của việc triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, một số bộ phận kể cả cán bộ lãnh đạo và nhân dân vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa thực sự phát huy được vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, vẫn còn tình trạng người dân không đồng ý đóng góp, hiến đất để thi công công trình.

c) Đánh giá đối với việc vận hành ngân sách

Trên cơ sở nhu cầu đầu tư các công trình giao thông nông thôn của các huyện, thị xã, thành phố; căn cứ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông

thôn mới và khả năng cân đối nguồn lực của ngân sách nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Ủy ban nhân tỉnh xem xét, quyết định danh mục, nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho từng huyện, thị xã, thành phố. Một số nguồn vốn được lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia, chương trình của tỉnh làm tăng thêm hiệu quả của Đề án. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái thực hiện các bước vận hành ngân sách như sau:

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phân bổ các nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án.

+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm cân đối vốn đối ứng từ ngân sách cấp huyện và huy động các nguồn vốn đóng góp của nhân dân và các tổ chức để triển khai thực hiện các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w