Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 (Trang 77 - 89)

- Môi trường của chính quyền tỉnh.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

3.2.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Giải pháp về chuẩn bị triển khai a. Hoàn thiện bộ máy tổ chức thực thi đề án

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực thi Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và doanh nghiệp trong phát triển giao thông nông thôn.

Quy định nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đối với việc hướng dẫn Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và ban chỉ đạo các xã, phường, thị trấn trong việc triển khai kế hoạch phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn. Quy định này giúp xác định rõ nhiệm vụ của các thành viên cụ thể của Ban chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã triển khai kế hoạch phát triển giao thông nông thôn tại từng thôn bản, tổ dân phố cho sát với thực tế. Dựa vào quy định này, Ban Chỉ đạo tỉnh phân công thành viên phụ trách huyện và thành viên ban chỉ đạo huyện có trách nhiệm bám sát từng xã, thôn, bản, tổ dân phố.

Ban chỉ đạo Đề án phát triển giao thông nông thôn của tỉnh cần phân công trách nhiệm cho các thành viên, các sở, ban, ngành, đơn vị trực tiếp chỉ đạo, theo

dõi, hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, phải quy định phân cấp trách nhiệm cho các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc tăng cường phân cấp, ủy quyền, đề cao tính chủ động, tinh thần trách nhiệm cho cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân.

Đổi mới phương thức hoạt động của chính quyền cơ sở, tăng cường điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ công tác cho chính quyền cơ sở theo yêu cầu hiện đại hoá nền hành chính công, hạn chế thay đổi hay luân chuyển cán bộ phụ trách phát triển giao thông nông thôn bởi họ đã tích lũy được kinh nghiệm trong hoạt động phát triển giao thông nông thôn, hiểu được tâm lý của người dân ở vùng hay khu vực mình phụ trách để có thể theo sát, vận động, hỗ trợ trực tiếp cho người dân tham gia phát triển giao thông nông thôn.

Tuyển dụng, bố trí, đào tạo cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức, am hiểu chính sách của các Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung và hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn nói riêng.

b. Hoàn thiện kế hoạch triển khai đề án

Kế hoạch triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái là căn cứ cho các đơn vị, bộ phận phối hợp tổ chức thực thi đề án. Việc xây dựng kế hoạch triển khai đề án, cụ thể là kế hoạch hỗ trợ xây dựng các công trình giao thông nông thôn tại các xã, phường, thị trấn, đặc biệt là tại các xã nghèo, xã có điều kiện khó khăn cần tính đến đặc thù vùng, miền; các kế hoạch hỗ trợ xây dựng công trình giao thông nông thôn cần phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội ở từng địa phương. Muốn vậy, các kế hoạch triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cần được ban hành dựa trên xem xét các kế hoạch do các huyện, thị xã, thành phố đề xuất lên cho tỉnh. Chính quyền tỉnh cần yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch đề xuất hỗ trợ của địa phương mình sát với thực tế của địa phương để báo cáo lên cho tỉnh, đồng thời đôn đốc Ban chỉ đạo các xã, phường, thị trấn nộp các kế hoạch phát triển giao thông nông thôn của địa phương mình đầy đủ và đúng hạn.

Khi lập kế hoạch triển khai đầu tư các công trình giao thông nông thôn, chính quyền cấp huyện cần tổ chức lấy ý kiến, xác định nhu cầu của các xã, phường, thị trấn và người dân để xây dựng chương trình, kế hoạch năm, nhằm đảm bảo cho các kế hoạch sát với thực tế địa phương cũng như cuộc sống của nhân dân. Mặt khác, chính quyền tỉnh Yên Bái cần làm tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong quá trình xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu kế hoạch… để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Việc xây dựng kế hoạch hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn cần căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái, đặc thù của các huyện và xã, những điểm mạnh và điểm yếu của các huyện, xã cũng như kết quả đạt được của giai đoạn trước, đồng thời có sự phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Để thiết lập được các mục tiêu kế hoạch khả thi cần tính toán dựa trên kết quả thực hiện đề án giai đoạn trước và dự báo rủi ro trong tương lai. Kế hoạch hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn phải thể hiện được rõ về nội dung các công việc cần thực hiện, các mốc thời gian hoàn thành cho mỗi hoạt động, xác định rõ các cơ quan trực tiếp thực hiện hoặc cơ quan phối hợp tổ chức thực hiện. Trong bản kế hoạch phải dự báo được các rủi ro, biến động có thể xảy ra mà không lường trước được trong quá trình triển khai đề án.

Lập kế hoạch phân bổ chi tiết chỉ tiêu các nguồn vốn, đôn đốc các đơn vị cơ sở giải ngân vốn nhanh chóng, kịp thời, không để tồn đọng, gây lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn.

c. Nâng cao chất lượng văn bản hướng dẫn triển khai đề án

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái phải phù hợp với thực tiễn của tỉnh, không trái với văn bản cùng cấp và văn bản cấp trên. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường sự phối hợp trong quá trình dự thảo văn bản.

Chất lượng văn bản hướng dẫn triển khai đề án thể hiện ở nội dung văn bản, hình thức thể hiện văn bản, mức độ kịp thời trong việc ban hành văn bản. Để đảm

bảo chất lượng văn bản hướng dẫn triển khai đề án, các sở, ban, ngành của tỉnh cần tăng cường trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng và ban hành các văn bản; tăng cường sự công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện văn bản. Văn bản hướng dẫn triển khai đề án cần được xây dựng và ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương để việc hỗ trợ xây dựng công trình giao thông nôn thôn phù hợp với đặc điểm thực tế trên từng địa bàn.

Ủy ban nhân dân các huyện cần tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… về thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trong việc thực thi các văn bản cần xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện cụ thể; tùy từng nội dung cụ thể mà có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chủ trì với các cơ quan, đơn vị liên quan cho phù hợp.

d. Hoàn thiện tập huấn triển khai đề án

Hoạt động tập huấn nhằm đảm bảo nhân sự của chính quyền cấp huyện, cấp xã có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để tổ chức thực thi Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, do đó tập huấn cần tập trung vào chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức phụ trách giao thông nông thôn nói chung và đặc biệt là cán bộ quản lý. Huyện cần chú trọng một số nội dung sau:

- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, cán bộ tác nghiệp của cấp huyện, cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố nâng cao trình độ và kiến thức thông qua đào tạo, tập huấn nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ có năng lực, hiểu biết về chính sách phát triển giao thông nông thôn của nhà nước, góp phần thúc đẩy thực hiện tốt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên tổ chức và tham gia các lớp tập huấn của cấp trên nhằm trang bị những kiến thức về công tác phát triển giao thông nông thôn, cũng như các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động phát triển giao thông nông thôn cho các cán bộ, công chức trực tiếp tác nghiệp ở các cấp. Đặc biệt chú trọng

vào đối tượng là lãnh đạo các xã, phường, thị trấn, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và cán bộ các Hội, đoàn thể, các cá nhân tham gia phối hợp thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn ở địa phương.

- Ngoài ra, chính quyền huyện cần có những đợt tổ chức khảo sát học tập kinh nghiệm tại các huyện khác trong tỉnh và ở các tỉnh bạn hay tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm về phát triển giao thông nông thôn với các địa phương để tăng cường kiến thức và năng lực cho cán bộ thực hiện đề án của huyện. - Các chương trình đào tạo, tập huấn phải được xây dựng phải toàn diện và có hệ thống, hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ dân cử và cán bộ thôn đủ năng lực thực thi đề án một cách lâu dài, ổn định… Có cả hai hình thức đào tạo là “khởi động” và “nâng cao” trong suốt thời gian của đề án. Đào tạo và khuyến khích cán bộ của thôn/xã theo trình độ và vị trí công tác của họ, cung cấp và bổ sung cho họ các kỹ năng, kiến thức chuyên môn nhằm tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao năng lực cho các cán bộ cấp cơ sở để họ có thể hoàn thành được các nhiệm vụ. Tăng cường năng lực của cộng đồng trong mọi lĩnh vực, tạo các điều kiện thuận lợi cho sự tham gia và giám sát quản lý có hiệu quả tại địa phương.

- Đầu tư vào việc đào tạo cán bộ và cộng đồng ở cấp cơ sở cần được coi là là đầu tư cho tương lai, đặc biệt là ở những vùng xa xôi, nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống. Việc chuyển giao trách nhiệm làm chủ đầu tư cho các cấp thấp hơn (từ tỉnh xuống huyện và từ huyện xuống xã) đặt ra một loạt vấn đề quan trọng liên quan đến việc cung cấp sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả từ các cấp cao hơn. Để tăng cường công tác làm chủ đầu tư của cấp xã, thì vai trò của các huyện là phải tăng cường hỗ trợ về hành chính và kỹ thuật cho các xã, chứ không phải là trực tiếp quản lý dự án. Điều này cũng không có nghĩa là làm giảm bớt thời gian mà các cán bộ của huyện dành cho đề án, ít nhất là trong giai đoạn ban đầu. Tuy nhiên, các cán bộ cấp huyện cần phải có những cách thức làm việc mới, và luồng thông tin giữa cấp xã và huyện cũng như sự phối hợp chiều ngang giữa các cơ quan cấp huyện cần phải được cải thiện hơn.

- Cần phải đảm bảo rằng các cán bộ cấp huyện đều có các kỹ năng và động cơ cần thiết để có thể thực hiện được đầy đủ vai trò của mình và có sự phối hợp chéo đa ngành giữa các cơ quan cấp huyện. Đào tạo cho cán bộ huyện nên tập trung vào việc nâng cao nhận thức và giới thiệu những phương pháp mới bao gồm các kỹ năng hỗ trợ để trợ giúp cho các cán bộ xã và thôn.

3.2.2.2. Giải pháp về chỉ đạo thực hiện đề án

a. Hoàn thiện hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện đề án

Hoạt động tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện đề án góp phần quyết định thành công của công tác tổ chức thực thi Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh. Chính quyền tỉnh Yên Bái cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhằm nâng cao nhận thức, tính trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về phát triển hạ tầng giao thông nông thôn; nâng cao nhận thức cho nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu và chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển hạ tầng giao thông nông thôn; vận động người dân tích cực, chủ động tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, không trông chờ, không ỷ lại vào Nhà nước.

Các yếu tố cơ bản của hệ thống truyền thông thực hiện đề án là: nội dung truyền thông, hình thức truyền thông và ngôn ngữ truyền thông:

- Về nội dung truyền thông, cần xây dựng nội dung và chủ đề truyền thông đúng đắn, phong phú và đầy đủ, bao gồm: thông tin về Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, các chủ trương và chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, hỗ trợ đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, các kinh nghiệm, mô hình, cách làm hay tại các địa phương.

- Về hình thức truyền thông, cần xác định rõ ràng các hình thức truyền thông về phát triển giao thông nông thôn: hệ thống phát thanh và truyền hình, báo chí; tờ rơi, áp phích các bản tin chuyên đề; kết hợp giữa truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng và dân vận trực tiếp.

Ngoài ra, cần phổ biến các mô hình, điển hình thực hiện phát triển giao thông nông thôn có hiệu quả. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái cần chỉ đạo tăng

cường thông tin, tuyên truyền, giới thiệu các mô hình, cách làm hay về phát triển giao thông nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi trao đổi nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu của Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường phân cấp cho cơ sở trong truyền thông thực hiện đề án.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm chuyển biến trong nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động của người dân.

- Chính quyền huyện cần tập trung nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho cán bộ và người dân về đề án. Từ đó các đối tượng thụ hưởng sẽ có nhận thức cao hơn trong việc tham gia thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, dẫn tới thay đổi hành vi ra quyết định của đối tượng thụ hưởng cũng như các bên có liên quan trong tương lai.

b, Hoàn thiện tổ chức, phối hợp triển khai kế hoạch

Như đã phân tích ở Chương 2 và theo kết quả phỏng vấn của tác giả, hiện nay sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố trong tổ chức thực thi đề án là khá chặt chẽ. Mặc dù vậy, để nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2025, cần tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện đề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w