- Môi trường của chính quyền tỉnh.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
3.2.1. Các giải pháp chung
- Xác định công tác phát triển giao thông nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài tại tất cả các địa phương, trong đó vai trò trách nhiệm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương là hết sức quan trọng.
- Tập trung chỉ đạo các địa phương rà soát, triển khai hoàn thành mục tiêu của Đề án trong giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2025 hết sức cụ thể, sát với tình hình thực tế; nhất là giải pháp hỗ trợ các xã, thôn, bản ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, để từng bước hoàn thiện mạng lưới đường giao thông nông thôn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Yên Bái.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc huy động, lồng ghép các nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án theo đúng kế hoạch đề ra; gắn việc xây dựng các công trình giao thông nông thôn theo cơ chế của Đề án với các Chương trình mục tiêu quốc gia để có sự đồng bộ trong việc định hướng xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn.
- Sử dụng hiệu quả, đúng mục đích các nguồn vốn được giao, đảm bảo cân đối, lồng ghép các nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ khác để triển khai xây dựng các công trình giao thông nông thôn, đảm bảo đáp ứng tiến độ theo mục tiêu của Đề án.
- Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến người dân vùng sâu, vùng xa về mục đích, ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng của việc phát triển giao thông nông thôn với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, từ đó tạo được sự đồng thuận của người dân trong việc thực hiện Đề án và tự nguyện hiến đất, đóng góp hiện vật, ngày công lao động để xây dựng các công trình giao thông nông thôn.
- Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài tỉnh tham gia đóng góp xây dựng các công trình giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.