Quy mô vốn TBC (120M) SHP (122,5M) VSH (136M) 2015 872.400 2.912.982 5.049.385 2016 879.794 2.645.699 6.110.122 2017 888.075 2.473.073 6.752.783 2018 1.006.008 2.312.275 7.960.421 2019 1.031.078 2.085.171 9.048.828
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của các công ty
Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn của công ty, chúng ta cần quan tâm đến chỉ tiêu hệ số cơ cấu nguồn vốn như hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu và nó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/15 31/12/1 6 31/12/17 31/12/18 31/12/19 Nợ phải trả 29.963 41.614 26.449 120.402 495.408 Vốn chủ sở hữu 842.437 838.179 861.626 885.606 1.145.51 2 Tổng nguồn vốn 872.400 879.793 888.075 1.006.008 1.640.92 0 Nợ phải trả/VCSH 0,03 0,05 0,03 0,14 0,43
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty
Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Nợ phải trả 3% 5% 3% 12% 30%
Vốn chủ sở hữu 97% 95% 97% 88% 70%
Tổng nguồn vốn 100% 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo tài chính của công ty
Năm 2016, chỉ số nguồn vốn tăng nhẹ so với năm 2015 vì công ty sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn tuy nhiên sự tăng không đáng kể so với tài sản của công ty. Năm 2017 giảm so với năm ngoái, đặc biệt là hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu trong năm 2017 của công ty đạt mức 0,03. Rõ ràng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng
nhanh hơn so với nợ phải trả. Đến năm 2018 và 2019 hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng mạnh. Tuy nhiên, các chỉ số này đều ở trong ngưỡng rất an toàn và khả năng tự chủ tài chính của công ty vẫn tương đối tốt. Nguyên nhân chính vẫn là do khoản nợ trả cổ tức đối với cổ đông lớn, dẫn đến tổng nợ phải trả tăng mạnh.
Trong tổng nguồn vốn thì tỷ trọng nợ phải trả từ năm 2015 đến năm 2017 chiếm tỷ trọng rất nhỏ dưới 6% tổng nguồn vốn cụ thể tỷ trọng nợ phải trả thấp nhất là 3% ở năm 2015, mặc dù năm 2016 đã tăng trở lại là 5% cho thấy công ty duy trì khả năng tự chủ tài chính ở mức rất cao qua các năm và duy trì sử dụng ổn định nguồn vốn bên trong doanh nghiệp. Đến năm 2018 và 2019 tỷ trọng nợ phải trả tăng mạnh lần lượt là 12% và 30% cho thấy công ty đang sử dụng hầu hết là vốn tự có của công ty để hoạt động. Điều này giúp công ty giảm thiểu tối đa rủi ro về tài chính trong quá trình hoạt động.
Đi sâu vào tỷ trọng nợ phải trả ta thấy: Trong tổng nợ phải trả thì tỷ trọng nợ ngắn hạn đầu năm chiếm 100% và cuối năm cũng chiếm 100%. Điều này cho thấy việc huy động vốn từ bên ngoài của công ty lại chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Đây là các khoản nợ phải trả chưa đến hạn phải trả nên công ty chưa trả do không mất chi phí sử dụng vốn.
Bảng 3.6: Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của công ty