đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. Vì các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
Chính vì tầm quan trọng đã nêu trên mà báo cáo tài chính (BCTC) là đối tượng rất được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.
2.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích báo cáo tài chính doanhnghiệp nghiệp
Khi thực hiện luận văn tác giả sẽ sử dụng các chỉ tiêu trên các loại báo cáo: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT), báo cáo kết quả HĐKD, báo cáo LCTT, thuyết minh BCTC của doanh nghiệp.
* Phân tích Bảng cân đối kế toán.
* Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh. * Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
* Phân tích Thuyết minh BCTC.
Hệ thống BCTC năm áp dụng trong các doanh nghiệp bao gồm bốn báo cáo bắt buộc là Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN), Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN), Thuyết minh BCTC (Mẫu số 04-DN).
Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 – DN)
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối quý, cuối năm.
Trên Bảng cân đối kế toán, phần tài sản pa toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài sản được sắp xếp theo mức độ thanh khoản. Phần nguồn vốn phản ánh toàn bộ toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu. Một doanh nghiệp cần có đủ tiền và các tài sản khác có tính thanh khoản cao để trả nợ khi đến hạn. Do vậy, các chủ nợ, nhà cung cấp, luôn quan tâm theo dõi khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Khi sử dụng các dữ liệu từ Bảng cân đối kế toán để phân tích tài chính doanh nghiệp cần chú ý đến đặc điểm sau:
+ Tổng cộng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo bằng tổng cộng nguồn hình thành tài sản vào thời điểm đó. Đặc trưng này thể hiện tính cân đối của Bảng cân đối kế toán.
+ Các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán được biểu hiện bằng tiền nên có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có chỉ tiêu “Tiền” mới phản ánh số tiền thực sự. Các khoản còn lại phản ánh số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua, tiếp nhận, sản xuất hoặc từ bán hàng trong quá khứ. Các khoản tài sản không phải là tiền sẽ tạo ra tiền trong tương lai và số tiền tạo ra từ những tài sản này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị hiện tại, tùy thuộc vào kết quả
14
kinh doanh.
+ Bảng cân đối kế toán phản án tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm. Do vậy, căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán ở nhiều thời điểm khác nhau có thể đánh giá biến động tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Tính thời vụ, tính chu kỳ hoặc những thay đổi bất thường trong các hoạt động cung ứng, tiêu thụ và thanh toán đều ảnh hưởng đến số liệu trên Bảng cân đối kế toán. Vì thế, nhà phân tích nên thận trọng khi đưa ra các kết luận phân tích đối với các biến động trên Bảng cân đối kế toán.
+ Bảng cân đối kế toán được lập theo các nguyên tắc kế toán chung, trong đó giá trị của tài sản được trình bày theo giá lịch sử. Do vậy, trong trường hợp có biến động về giá thì sử dụng số liệu trên Bảng cân đối kế toán sẽ không đánh giá xác thực thực trạng tài chính doanh nghiệp. Nhà phân tích trong trường hợp này cần quan tâm đến giá hiện hành để có những điều chỉnh phù hợp khi xây dựng các chỉ tiêu phân tích.
+ Số liệu trên Bảng cân đối kế toán là số liệu tổng hợp về tài sản và nguồn vốn, do đó không thể chỉ ra bức tranh cụ thể về tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Trong trường hợp đó, cần quan tâm đến số liệu bổ sung trên Thuyết minh BCTC hay khai thác các tài liệu chi tiết từ bộ phận kế toán tài chính doanh nghiệp.
+ Một đặc trưng của phần nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán là tính chi phí của nguồn vốn. Thông thường việc sử dụng nguồn vốn đều phải chịu chi phí: trả lãi ngân hàng, thu tiền sử dụng vốn, cổ tức,… Về nguyên tắc, sử dụng nguồn vốn nào có chi phí sử dụng vốn cao thì rủi ro cao. Do vậy, xem xét đặc tính này của từng khoản mục trên phần nguồn vốn kết hợp với cơ cấu nguồn vốn cũng có thể đánh giá sự rủi ro và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
+ Những phương pháp kế toán áp dụng ở doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán. Trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi phương pháp kế toán thì cần quan tâm đến ảnh hưởng của những thay đổi đó.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DN)
quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) chi tiết theo các loại hoạt động:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là những hoạt động liên quan đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đăng ký hoạt động của doanh nghiệp.
+ Hoạt động tài chính là những hoạt động liên quan đến đầu tư vốn của doanh nghiệp ra bên ngoài như: Đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh, hoạt động cho vay, cho thuê TSCĐ. Kết quả hoạt động tài chính hiện nay không được tính riêng mà được tính chung cùng với hoạt động tiêu thụ sản phẩm, để hình thành nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh của đơn vị. Để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo thu nhập, nhà phân tích cần xem xét chi tiết nội dung thu nhập và chi phí hoạt động tài chính.
- Hoạt động khác là các hoạt động nằm ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp và thường xảy ra ngoài dự kiến như hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và nợ phải thu khó đòi, các khoản thu nhập và chi phí khác.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong các kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Các yếu tố trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính là các yếu tố của báo cáo kết quả kinh doanh và sự biến động của các yếu tố trên báo cáo tài chính.
Nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Theo chế độ kế toán hiện hành, báo cáo lưu chuyển tiền tệ có hai dạng mẫu biểu theo hai phương pháp lập nhưng nội dung cơ bản của cả hai mẫu đều bao gồm những phần chính:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
16
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh dòng tiền vào và ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh được coi là bộ phận quan trọng nhất trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì bộ phận này phản ánh khả năng tạo ra các dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá khả năng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Nhà phân tích khi sử dụng báo cáo này cần chú ý đến nội dung của một số các chỉ tiêu theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp để xây dựng chỉ tiêu phân tích phù hợp.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính phản ánh các dòng tiền vào và ra liên quan đến hoạt động tăng (giảm) vốn chủ sở hữu, tăng (giảm) các khoản vay nợ và các khoản chi phí sử dụng nguồn tài trợ nói trên.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư phản ánh các dòng tiền vào và ra liên quan đến hoạt động đầu tư tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn và ngắn hạn vào các tổ chức khác và hoạt động thanh lysm nhượng bán tài sản cố định.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DN)
Khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, nhà phân tích cần sử dụng thêm các dữ liệu chi tiết từ Thuyết minh báo cáo tài chính hoặc các báo cáo kế toán nội bộ để hệ thống chỉ tiêu phân tích được đầy đủ hơn, đồng thời khắc phục tính tổng hợp của số liệu thể hiện trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của Báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán cụ thể. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.
hiểu sâu hơn và toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống Báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các Báo cáo tài chính chưa được trình bày nhằm giúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trong Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh.