Đặc điểm tổ chức và chức năng nhiệm vụ bộ máy quản lý của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM NINH (Trang 67 - 83)

3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH MTV KTCT Thủy Lợ

3.1.2. Đặc điểm tổ chức và chức năng nhiệm vụ bộ máy quản lý của công ty

công ty

3.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Nam Ninh, Nam Định có 01 Chủ tịch, 01 Giám đốc, 02 phó giám đốc, 5 phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ, 1 xí nghiệp xây lắp công trình và 8 cụm thủy nông. Tổng số CB, NV tính đến thời điểm hiện nay là 176 CB, NV.

40

3.1.2.2. Nhiệm vụ và chức năng bộ máy quản lý của Công ty a. Chủ tịch công ty

Chủ tịch Công ty là người quản lý công ty do UBND tỉnh Nam Định, bổ nhiệm, miễn nhiệm. Chủ tịch Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ sở hữu.

Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, biên chế bộ máy quản lý, trả lương cho người lao động.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức lương, khen thưởng, kỷ luật đối với Giám đốc, phó giám đốc Công ty, Giám đốc xí nghiệp thành viên trực thuộc công ty Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức kế toán trưởng Công ty. Quyết định cử đại diện phần vốn của Công ty tại Doanh nghiệp khác.

Kiểm tra giám sát giám đốc trong công việc thực hiện chức năng nhiệm vụ quy định tại luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty.

Thực hiện các quyết định của UBND tỉnh Nam Định

b. Ban Giám đốc:

- Ban Giám đốc gồm có: Giám đốc và các Phó Giám đốc do Chủ tịch công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm, có thời hạn bổ nhiệm từ 03 năm đến 05 năm.

Thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch công ty

Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền Chủ tịch công ty;

- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty;

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức Công ty;

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Chủ tịch công ty; - Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; - Tuyển dụng lao động;

- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ và quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê (nếu có).

c. Phòng Tổ chức - Hành chính:

- Tham mưu cho Chủ tịch công ty, Ban Giám đốc về cơ cấu tổ chức, tuyển dụng, sắp xếp nhân sự trong Công ty;

- Tổ chức sắp xếp lưu trữ hồ sơ cán bộ, công nhân viên người lao động; Xây dựng chế độ tuyển dụng, đào tạo cán bộ, công nhân viên người lao động; Xây dựng quy chế trả lương, khen thưởng, kỷ luật trong Công ty; Thực hiện giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác phù hợp với quy định của Công ty và Pháp luật của nhà nước;

- Xây dựng nội quy, quy chế làm việc trong Công ty;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy quy chế của cán bộ, công nhân viên người lao động;

- Theo dõi thi đua khen thưởng, kỷ luật của Công ty

d. Phòng Kế hoạch - Tài vụ:

- Thực hiện áp dụng chế độ chính sách Tài chính - Kế toán theo quy định của nhà nước Việt Nam, chịu trách nhiêm trước Chủ tịch và giám đốc công ty về tài chính - kế hoạch.

- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty.

- Xây dựng đơn giá tiền lương, thanh toán lương cho CBCNV hàng tháng, thưởng quý, năm; theo dõi nộp thuế doanh nghiệp, BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.

42

- Lập kế hoạch về vật tư, nhiên nguyên vật liệu thiêu thụ trong năm, quý, tháng. Quản lý kho, quỹ...

- Kết hợp các phòng ban quyết toán công trình sửa chữa của Công ty.

e. Phòng Quản lý Kỹ thuật:

- Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc Công ty, khảo sát thiết kế, giám sát thi công các công trình theo kế hoạch sửa chữa lớn, các công trình xây dựng cơ bản...

- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Giám đốc về các chế độ xây dựng cơ bản từng hạng mục công trình, dự án, thủ tục ban đầu, thủ tục nghiệm thu, quyết toán lưu trữ hồ sơ kỹ thuật theo quy định của Nhà nước.

f. Phòng Quản lý Khai thác:

- Xây dựng kế hoạch dùng nước cho từng tháng theo yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Kiểm tra công trình trước và sau mùa mưa lũ, tổng hợp báo cáo. Kiểm tra khảo sát, lập kế hoạch sửa chũa công trình trong kế hoạch sửa chữa nhỏ thường xuyên và kế hoạch bảo dưỡng công trình hàng năm.

- Tham gia quản lý công trình, theo dõi tình hình thời tiết, khí hậu thủy văn, đo định tổng hợp lượng mưa, độ mặn, nồng độ chua phèn...

- Tổng hợp tình hình sản xuất báo cáo các ban, ngành chức năng theo quy định.

h. Phòng Cơ điện:

- Tham mưu giúp cho Ban giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch, tu sửa chữa điện, trạm bơm và các phần cơ điện máy móc thiết khác phục vụ sản xuất do công ty quản lý.

- Kiểm tra khảo sát, lập kế hoạch sửa chữa công trình trong kế hoạch sửa chữa thường xuyên và kế hoạch bảo dưỡng công trình hàng năm. Nghiệm thu thanh quyết toán công trình.

- Tham mưu điều hành tưới tiêu nước. Trực tiếp nhận kế hoạch sản xuất của Công ty. Quản lý về số lao động được biên chế, quản lý vận hành các công trình trạm bơm, kênh mương, cống đập phục vụ sản xuất, sửa chữa bảo dưỡng các công trình thuộc phạm vi cụm quản lý. Quản lý các vật tư thiết bị tài sản thuộc địa bàn cụm.

- Quản lý các công trình, phát hiện xử lý các vi phạm lấn chiếm công trình thuộc địa bàn phụ trách. Trực tiếp theo dõi giám sát kiểm tra hợp đồng, thanh lý hợp đồng với các xã, HTX dùng nước.

k. Xí nghiệp xây lắp công trình

- Tổ chức thi công các công trình theo hợp đồng đã được ký kết với công ty, sửa chữa các công trình cống đập của Công ty theo kế hoạch hàng năm và ký kết thi công các công trình theo hợp đồng với các đơn vị khác.

- Xí nghiêp xây lắp công trình tự hạch toán (theo hình thức báo sổ) và chịu trách nhiệm về các chứng từ thu chi theo luật hiện hành và theo quy định của luật kế toán.

Qua đó ta thấy cơ cấu tổ chức như trên của Công ty TNHH Một thành viên KTCT thủy lợi Nam Ninh là hoàn toàn phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trong Công ty rất rõ ràng, cụ thể. Trong công tác quản trị nhân lực đều có công việc cần giải quyết, thắc mắc, cần gửi các công văn, văn bản, có liên quan đến công việc cần giải quyết thì dựa vào chức năng, nhiệm vụ của từng phòng để gửi yêu cầu đến đúng phòng để giải quyết công việc cụ thể. Các công việc liên quan đến nhân lực thì gửi đến phòng của phòng Tổ chức - Hành chính và các công việc liên quan đến các phòng, ban, đơn vị nào thì phòng, Ban, đơn vị đó giải quyết....

3.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

3.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý, bộ máy kế toán của công ty được áp dụng theo mô hình tổ chức kế toán tập trung nhằm phù hợp với trình độ quản lý công ty. Nhiệm vụ chính của phòng kế toán là: lập và

44

thực hiện tốt kế hoạch tài chính của công ty nhằm đảm bảo duy trì sự tăng trưởng vững chắc của công ty; tổ chức thống kê, ghi chép sổ sách ban đầu chính xác, thống nhất biểu, bảng tổng hợp tiền lương, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác giúp công ty ra những quyết định đúng đắn; tính toán và ghi chép chính xác về nguồn vốn TSCĐ từ các loại vốn bằng tiền.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất trực tiếp của kế toán trưởng cũng như căn cứ vào việc tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của công ty là gọn nhẹ thì hầu hết các nhân viên kế toán đều phải kiêm một số các phần hành kế toán khác nhau. Tuy nhiên, do quy mô hoạt động của công ty vừa nên kế toán phát sinh không nhiều, việc kiêm nhiệm vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô của công ty. Các nhân viên kế toán là những người có bằng cao đẳng, đại học và hoạt động dưới sự giám sát chỉ đạo của kế toán trưởng. Mỗi kế toán đảm nhiệm nhiều phần khác nhau và hỗ trợ nhau hoàn thành các công việc. Cụ thể:

Kế toán trưởng: là người tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp, tính giá thành sản phẩm Thủ quỹ Kế toán tiền lương, thuế, BHXH Kế toán Tài sản cố định, công cụ dụng cụ, vật tư Kế toán thanh toán, công nợ

tài chính, thông tin kinh tế cho toàn đơn vị, đảm bảo cho bộ máy kế toán của công ty hoạt động gọn nhẹ và hiệu quả. Kế toán trưởng cũng là người tham mưu cho giám đốc công tác tài chính và thay mặt giám đốc quyết định phần hành của phòng kế toán trong phạm vi cho phép, thực hiện hai chức năng của kế toán là thông tin và kiểm tra về tài chính bằng phương pháp khoa học.Qua đó, kế toán trưởng kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo việc hạch toán, giám sát công việc của các kế toán viên. Định kỳ hàng tháng, quý báo cáo giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán của công ty.

Kế toán thanh toán, công nợ, tiền vay: lập các chứng từ ban đầu như phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi. Kế toán theo dõi các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay… Có trách nhiệm tập hợp các chứng từ có liên quan vào các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản, các bảng kê. Theo dõi, tổng hợp tình hình thanh toán với các nhà cung cấp và khách hàng của công ty về số tiền và thời gian thanh toán, lập báo cáo công nợ theo từng thời kỳ.

Kế toán tài sản cố đinh, công cụ dụng cụ, vật tư: TIếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ, công cụ dụng cụ và các báo cáo biến động tăng, giảm TSCĐ theo quý, Tính trích khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ định kỳ hàng quý. Quản lý về mặt giá trị công cụ dụng cụ tại các phòng, ban, cụm sản xuất. Ghi chép và phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại hàng hóa theo các chỉ tiêu quy định, theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn của kho hàng, cuối quí lập báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn hàng hóa

Kế toán tiền lương, BHXH, kế toán thuế: Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất lượng sản phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động. Tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao động. Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau. Theo dõi và lập báo cáo quyết toán có đối chiếu với

46

cơ quan bảo hiểm. Tập hợp các chứng từ và hạch toán các nghiệp vụ thuế, kê khai tổng hợp quyết toán thuế.

Kế toán tổng hợp, tính giá thành sản phẩm: Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo qui định của nhà nước và Công ty. Lập, in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản, bảng cân đối tài khoản, báo cáo cân đối tiền hàng theo đúng qui định. Phối hợp kiểm tra các khoản chi phí sử dụng theo kế hoạch được duyệt, tổng hợp phân tích chỉ tiêu sử dụng chi phí, doanh thu của công ty bảo đảm tính hiệu qủa trong việc sử dụng vốn.

Thủ quỹ: có trách nhiệm quản lý tiền mặt, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ tiến hành nhập - xuất tiền mặt và ghi vào sổ quỹ. Phản ánh đầy đủ, rõ ràng, chính xác số tiền thu, chi và cuối ngày phải tính số dư. Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số lượng tiền mặt hiện có với kế toán tiền mặt. Theo dõi, tổng hợp tình hình chi tiêu quỹ tiền lương của công ty

3.1.3.2. Tổ chức công tác kế toán

- Công ty vận dụng chế độ kế toán theo TT200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.

- Đơn vị áp dụng niên độ kế toán năm, bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12.

- Giá trị khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng

- Kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song.

- Xác định giá trị hàng xuất kho và tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền (bình quân cả kỳ dự trữ).

- Hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Đơn vị hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ.

Hệ thống sổ sách kế toán mà công ty đang áp dụng: đó là hệ thống được áp dụng theo hình thức nhật ký chung.

Sơ đồ 3.2: Quy trình kế toán theo hình thức nhật ký chung

3.2. Nội dung phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH mộtthành viên khai thác công trình thủy lợi Nam Ninh thành viên khai thác công trình thủy lợi Nam Ninh

3.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính

+ Phân tích cơ cấu tài sản:

Từ BCĐKT của công ty, tác giả đã tổng hợp kết quả phân tích cơ cấu tài sản của công ty theo bảng dưới đây:

Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh

48

Bảng 3.2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Công ty năm 2017-2019

(Nguồn: Phòng Tài vụ Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi Nam Ninh)

Chỉ tiêu

Cuối năm Chênh lệch năm 2019 so với cuối năm 2017 2018 2019 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Mức (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (tỷ đồng) A.Tài sản ngắn hạn 17,16 2,70 37,33 5,45 30,51 4,26 13,35 77,8 -6,82 -18,3

1. Tiền và tương đương tiền 13,59 2,14 36,89 5,38 29,68 4,15 16,09 118,4 -7,21 -19,5 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0

3. Trả trước cho người bán

ngắn hạn 2,95 0,46 0 0,00 0,1 0,01 -2,85 -96,6 0,1

4. Phải thu ngắn hạn khác 0,41 0,06 0,02 0,00 0,32 0,04 -0,09 -22,0 0,3 1500,0 5. Hàng tồn kho 0,18 0,03 0,42 0,06 0,42 0,06 0,24 133,3 0 0,0 6. Tài sản ngắn hạn khác 0,21 0,03 0 0,00 0 0,00 -0,21 -100,0 0

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM NINH (Trang 67 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w