Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM NINH (Trang 47 - 50)

2.3. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

2.3.2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là phương pháp được sử dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu. Có nhiều phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp nào tùy thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng. Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu còn gọi là phương pháp loại trừ bởi vì để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Đặc điểm của phương pháp này là luôn đặt đối tượng phân tích vào các giả định khác nhau. Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố

20

ảnh hưởng mà sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp cân đối, phương pháp hiệu số phần trăm,…. Sau đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong phân tích.

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu. Các nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc. Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố cần phân tích. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước khi thay thế nhân tố. Mức chênh lệch về trị số của chi tiêu nghiên cứu trước và sau khi thay thế chính là ảnh hưởn cua từng nhân tố tới tổng thể chỉ tiêu phân tích.

Điều kiện áp dụng phương pháp này là mối quan hệ các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích là trực tiếp, các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số hoặc thương số với các chỉ tiêu phân tích và các nhân tố phải được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.

Khi phân tích theo phương pháp này thì không được thay đổi trình tự sắp xếp của các nhân tố. Khi đánh giá sự thay đổi của một nhân tố thì giả định nhân tố khác không thay đổi nhưng không được tách rời mối quan hệ của các nhân tố.

Mô hình chung của phương pháp này được khái quát như sau:

Giả định chỉ tiêu Q cần phân tích; Q tuỳ thuộc vào 3 nhân tố ảnh hưởng, theo thứ tự a, b và c; các nhân tố này có quan hệ tích số chỉ tiêu Q, từ đó chỉ tiêu Q được xác định cụ thể như sau:

Q = a . b . c

Nếu quy ước kỳ kế hoạch được ký hiệu là số 0 (số không) còn kỳ thực tế được ký hiệu bằng số 1 (số một) - Từ quy ước này, chỉ tiêu Q kỳ kế hoạch và kỳ thực tế lần lượt được xác định như sau:

Q0 = a0 . b0 . c0 và Q1 = a1 . b1 . c1

- Số tuyệt đối: Q = Q1 - Q0 , trong đó Q là số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

- Số tương đối: (Q1/Q0)*100 Các nhân tố ảnh hưởng: Qa = a1 . b0 . c0 - a0 . b0 . c0 Qb = a1 . b1 . c0 – a1 . b0 . c0 Qc = a1 . b1 . c1 – a1 . b1 . c0 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Q = Qa + Qb + Qc

Trên cơ sở đã phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, cần rút ra những kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng tích, các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng rồi đến nhân tố chất lượng. Phương pháp này là phương pháp rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn.

Khi thực hiện phương pháp này, muốn phân tích sự ảnh hưởng của một nhân tố ta lấy phần chênh lệch của nhân tố đó nhân với trị số các nhân tố khác, nhân tố chưa thay đổi trị số giữ nguyên ở kỳ gốc, nhân tố đã thay đổi trị số chuyển sang kỳ phân tích, cứ như thế cho tới hết. Dạng tổng quát của phương pháp số chênh lệch như sau:

Q = Q1 - Q0 = a + b + c + d Trong đó:

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: a = (a1-a0)b0c0d0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: b = a1(b1-b0)c0d0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: c = a1b1(c1-c0)d0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố d: d = a1b1c1(d1-d0)

Phương pháp cân đối là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu nếu chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu. Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích, bằng

22

phương pháp cân đối người ta xác định chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy. Tuy nhiên, cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Phương pháp cân đối có thể khái quát như sau:

Chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là M chịu ảnh hưởng của nhân tố a, b, c thể hiện qua công thức: M = a + b – c

Nếu dùng chỉ số 0 để chỉ giá trị của các nhân tố ở kỳ gốc và chỉ số 1 để chỉ giá trị của các nhân tố ở kỳ phân tích thì M1 = a1 + b1 - c1 và M0 = a0 + b0 - c0. Gọi ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu M (ký hiệu là M) lần lượt là a, b, c ta có:

M = M1 - M0 = a + b + c Trong đó:

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: a = a1 – a0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: b = b1 - b0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: c = c1 - c0

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM NINH (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w