2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
2.4.1. Phân tích cấu trúc tài chính:
2.4.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong tổng tài sản giữa các kỳ với nhau, bên cạnh việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ với đầu năm còn phải xem xét tỉ trọng từng loại tài sản chiếm bao nhiêu % trong tổng số, xu hướng biến động của chúng để giúp nhà quản lý đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn cũng như mức độ hợp lý của việc phân bổ vốn của doanh nghiệp phù hợp hơn với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp duy trì một cơ cấu tài sản cân đối có thể tối thiểu hóa chi phí huy động và tận dụng tối đa công suất sử dụng của tài sản. Công thức được xác định như sau:
Tỷ trọng từng Giá trị từng bộ phận tài sản
bộ phận tài sản chiếm = x 100 (2.3)
trong tổng tài sản (%) Tổng số tài sản
xem xét tỷ trọng từng loại tài sản là cao hay thấp. Ngoài ra, căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ (quý/năm) ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản:
Chỉ tiêu
Năm trước Năm nay Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) A. Tài sản ngắn hạn
1. Tiền và tương đương tiền 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Phải thu ngắn hạn
4. Hàng tồn kho
5. Tài sản dài hạn khác
B. Tài sản dài hạn
1. Phải thu dài hạn 2. Tài sản cố định
3. Đầu tư tài chính dài hạn 4. Tài sản dài hạn khác
Tổng tài sản
Dựa vào bảng phân tích cơ cấu tài sản, có thể thấy được sự biến động tăng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong phần tài sản của doanh nghiệp. Mặt khác, chúng ta cũng có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu tài sản trong tổng tài sản để từ đó có thể đánh giá khái quát mức độ ảnh hưởng và dự đoán sự biến động trong tương lai để từ đó đưa ra những chính sách để đảm bảo cơ cấu tài sản doanh nghiệp luôn ở mức hợp lý.
2.4.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn trong doanh nghiệp bao gồm hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. - Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vào khi thành lập doanh nghiệp và được bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh. Sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu theo thời gian cho thấy mức độ độc lập về tài chính tăng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư bỏ tiền vào doanh nghiệp.
- Nợ phải trả phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Những khoản nợ này mang tính cam kết và
28
trách nhiệm thanh toán, ẩn chứa những rủi ro. Tuy nhiên, với nguồn vốn này doanh nghiệp có thể sử dụng như một đòn bẩy tài chính, tăng lợi ích cho các chủ sở hữu.
Như vậy, phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp cho các nhà quản trị nắm được cơ cấu nguồn vốn, từ đó xác định được trách nhiệm của doanh nghiệp với các nhà cho vay, nhà cung cấp, người lao động và đánh giá được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn.
Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn, chúng ta sử dụng phương pháp so sánh dọc với tổng nguồn vốn, các loại nguồn vốn cụ thể được chia cho tổng nguồn vốn để xác định tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn. Công thức được tính như sau:
Tỷ trọng từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng
số nguồn vốn (%) =
Giá trị từng bộ phận nguồn vốn
x 100 (2.4) Tổng số nguồn vốn
Ngoài ra, căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ (quý/năm) ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Chỉ tiêu
Năm trước Năm nay Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn chủ sở hữu
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác
Dựa vào bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, có thể thấy được sự biến động tăng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính cao, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và người cho vay. Tuy nhiên, không phải tỷ lệ của vốn chủ sở hữu cao bao giờ cũng tốt, bởi doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng được đòn bẩy tài chính từ các khoản nợ chiếm dụng được nên mất cơ hội đầu tư sinh lời.