Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM NINH (Trang 99 - 102)

4.2.1. Quản lý hiệu quả việc sử dụng tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực

Mục tiêu quản lý tài chính của các doanh nghiệp công ích nói chung và của Công ty thuỷ lợi Nam Ninh nói riêng là nâng cao hiệu quả sử dụng và tránh thất thoát vốn Nhà nước. Việc phân bổ nguồn thu trong năm được thực hiện từ khâu lập kế hoạch tài chính và phê duyệt kế hoạch tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng và tránh thất thoát vốn Nhà nước thì phân bổ các nguồn lực là hết sức quan trọng như nguồn lực về vốn, về nhân lực v..v

- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản: Đối với nguồn vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, nâng cấp đổi mới trang thiết bị máy móc, trạm bơm điện đáp ứng nhu cầu SXKD cung ứng dịch vụ thuỷ lợi là hết sức cần thiết phải đầu tư nâng cấp các trang thiết bị mới hiện đại để thay thế những cái cũ, những cái lạc hậu. Đồng thời thanh lý, nhượng bán những trang thiết bị lạc hậu, hết khấu hao đó để thu hồi vốn và tăng nguồn thu cho Công ty.

Song song với việc đầu tư phải quản lý hiệu quả các tài sản cố định của Công ty. Cần phân cấp quản lý cho từng bộ phận trong Công ty nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc chấp hành nội quy, quy chế sử dụng tài sản. Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân trong việc sử dụng và quản lý TSCĐ, quy định rõ quy chế thưởng phạt nhằm khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của người lao động. Ngoài ra Công ty phải thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của công nhân vận hành trạm bơm điện, nâng cao tay nghề thợ để khai thác tối đa giá trị sử dụng của TSCĐ nâng cao hiệu quả công việc. Đồng

72

thời để hạn chế thất thoát trong việc sử dụng vốn cố định cần phải thực hiện đúng các quy định về đấu thầu, tăng cường đấu thầu rộng rãi, thành lập Ban quản lý dự án đầu tư và quản lý giám sát chặt chẽ việc xây dựng, đầu tư và mua sắm TSCĐ.

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý vốn: Việc đầu tư cho đội ngũ cán bộ quản lý sẽ đem lại tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả xã hội cao hơn so với đầu tư vào các ngành kinh tế khác nên đội ngũ này đòi hỏi phải được đào tạo tốt hơn để có kiến thức vững vàng và có khả năng lao động sáng tạo... Lao động của cán bộ quản lý là một trong những loại lao động bậc cao, do vậy cần phải tuyển dụng chọn lọc, đào tạo chu đáo và có chế độ đãi ngộ tương xứng, thỏa đáng.

- Tối đa hóa lợi nhuận: Mục tiêu cuối cùng của Công ty là tối đa hóa lợi nhuận: tăng thu kiểm soát chi phí. Cụ thể:

Một là tăng thu: không ngừng tìm kiếm các công trình, tập trung phát triển hoạt động đấu thầu nhằm tăng doanh thu. Mở rộng sản xuất, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh ngoài sản phẩm công ích: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài lĩnh vực công ích theo hướng phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển gắn với các đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, khai thác tiềm năng tổng hợp công trình thủy lợi, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển và mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước để phát triển năng lực Công ty.

Nâng cao năng lực cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ cấp nước có thu nhằm tăng nguồn thu, giảm bớt bao cấp từ ngân sách Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác nguồn nước mặt sông Hồng cung cấp cho sản xuất nước sạch, phấn đấu doanh thu từ các hoạt động ngoài công ích hàng năm đạt từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng hàng năm.

Nhằm hoàn thiện môi trường kiểm soát chi phí, Ban Lãnh đạo Công ty cần xây dựng kế hoạch chi đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, chống lãng phí và tập trung giành cho chi tổ bổ, sửa chữa, nang cấp hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, nâng cao hiệu quả. Cụ thể:

+ Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:Để ngăn ngừa khả năng tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà chủ yếu là tiền điện bơm tưới tiêu, cần quản lý chặt chẽ giờ bơm tưới, các máy bơm phải cố sổ vận hành và ghi cụ thể thời gian bơm, các chỉ số vận hành. Định kỳ hàng tháng nên có sự đối chiếu số giờ vận hành và lượng điện năng tiêu thụ qua chỉ số đồng hồ để theo dõi tình trạng hoạt động của máy bơm và các thiết bị khác. Để đảm bảo quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp phải quản lý thu mua sao cho đúng chủng loại, chất lượng theo yêu cầu sử dụng với giá mua hợp lý, bảo quản vật liệu tại kho theo chế độ quy định cho từng loại vật liệu, phù hợp với quy mô tổ chức của doanh nghiệp.

+ Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp: Với phương pháp trả lương khoán theo công việc, từng nhiệm vụ với trách nhiệm được giao người lao động sẽ được hưởng mức lương khoán và hệ số công khác nhau. Bên cạnh đó đặc thù của ngành thủy lợi là hoạt động theo đợt bơm hoặc theo mùa vụ, nên có khoảng thời gian nhàn rỗi cần chuyển công nhân làm các công việc khác để tận dụng lao động, làm việc nào hưởng theo đơn giá tiền lương của việc đó.

+ Tăng cường các hoạt động phân tích biến động chi phí thực tế so với định mức: Từ thực tế quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh, theo định kỳ hoặc hàng năm Công ty cần tiến hành phân tích, đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng chi phí, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm hoặc biện pháp phù hợp để có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành trong thời kỳ tới, biến động có thể là bất lợi khi chi phí thực tế cao hơn chi phí định mức hoặc có lợi khi chi phí thực tế thấp hơn chi phí định mức. Trước đây do chi phí cho hoạt động của Công ty theo nguồn ngân sách cấp theo kế hoạch đặt hàng nên Công ty chưa quan tâm đến công tác phân tích biến động chi

74

phí, song trong tương lai công tác phân tích biến động chi phí là rất cần thiết. Công ty cần nắm được tình hình biến động của chi phí, tìm ra nguyên nhân biến động chi phí từ đó có những chính sách chi tiêu phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, khắc phục những hạn chế trong quản lý tổ chức sản xuất, giảm giá vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Quản lý rủi ro: Nếu không quản lý tốt rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh sẽ không thể có hiệu quả lợi nhuận như mong muốn, vì vậy cần có chính sách quản trị chặt chẽ để hạn chế tối đa các thất thoát, rủi ro khi thực hiện các chính sách như quản trị rủi ro ký kết hợp đồng, rủi ro thanh khoản,...

4.2.2. Duy trì và phát huy khả năng thanh toán công nợ

Tình hình công nợ của Công ty: Trong giai đoạn tác giả tiến hành nghiên cứu qua các năm 2017 - 2019, nợ dài hạn các nhà cung cấp của công ty giảm mạnh, đây là ưu điểm giúp cho Công ty nhưng cũng là nhược điểm của Công ty, đòi hỏi Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải trả để chủ động báo cáo chủ sở hữu thanh toán các khoản nợ từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản, không để xảy ra tình trạng chậm thanh toán ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Công ty và góp phần

4.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tàichính của Công ty TNHH MTV KTCT Thủy Lợi Nam Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM NINH (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w