Phân tích khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM NINH (Trang 59 - 62)

2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

2.4.5. Phân tích khả năng sinh lợi

Khả năng sinh lợi là chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra của quá trình SXKD của DN. cho chúng ta biết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (Nguyễn Văn Ngọc, từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Đây là quá trình nghiên cứu mối quan hệ giữa kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào mục đích để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài sản (ngắn hạn và dài hạn), những nguyên nhân ảnh hưởng để phòng tránh, các nguồn tiềm năng cần khai thác, các quy chế cần cải tiến, là biện pháp phòng tránh rủi ro … để từ đó cho phép doanh nghiệp nhìn nhận toàn diện về khả năng, mặt mạnh, mặt hạn chế của mình rồi xây dựng các biện pháp để hiệu quả kinh doanh đạt được cao nhất.

*Phân tích khả năng sinh lời của doanh thu

Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế

của doanh thu = x 100 (2.11) (ROS) Doanh thu thuần

32

+ Phân tích khả năng sinh lợi của tài sản: Sức sinh lợi của

tài sản =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

(2.12)

Sức sinh lợi của tài sản đo lường khả năng sinh lợi của TS mà không quan tâm tới cấu trúc tài chính, chỉ tiêu này cho biết từ một đồng TS tạo ra được mấy đồng LNST. Trị số của chỉ tiêu ROA càng lớn, khả năng sinh lợi của tài sản càng tăng cao, thể hiện việc đầu tư, trang bị, quản lý và sử dụng tài sản hợp lý, hiệu quả và ngược lại.

Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của ROA, ta biến đổi:

ROA = TAT x ROS Trong đó:

Sức sinh lợi của

tài sản =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

(2.13)

Chỉ tiêu vòng quay của tổng tài sản (TAT) phản ánh khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản, chỉ tiêu này cho biết một đồng TS bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về mấy đồng DTT.

Sức sinh lợi của doanh thu thuần

(ROS)

= Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

(2.14)

Chỉ tiêu sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS) phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của DTT, chỉ tiêu này cho biết một đồng DTT thu được mang về mấy đồng LNST.

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động giữ kỳ phân tích và kỳ gốc của ROA được xác định dựa vào hai chỉ tiêu ROS và TAT. Trên cở sở kết quả đó, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích những nhân tố tác động đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh sức sinh lợi của tài sản.

+ Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu:

Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) được phân tích thành các nhân tố như sau:

ROE = AFL x TAT x ROS = AFL x ROA Trong đó: Đòn bẩy tài chính bình quân (AFL) = Tổng nguồn vốn bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân (2.15) Các vấn đề của ROE:

Các nhà quản lý luôn cố gắng tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông. Nếu doanh nghiệp thực hiện các bước để cải thiện ROE thì đồng nghĩa giá tị tài sản của cổ đông cũng tăng lên hay không? Mặc dù thực tế là ROE và tài sản của cổ đông cố mối tương quan cao nhưng không hẳn đã xảy ra như vậy. Điều đó có nghĩa là các nhà phân tích không nên sử dụng ROE làm thước đo duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động.

Thứ nhất, ROE không xét đến rủi ro trong khi cổ đông quan tâm đến cả lợi nhuận và rủi ro. Nếu doanh nghiệp có ROE kỳ vọng cao hơn nhưng rủi ro cao hơn thì khả năng đạt được ROE kỳ vọng khó khăn hơn. Do đó, đòn bẩy tài chính có thể làm tăng ROE dự tính nhưng với cái giá rủi ro cao hơn nên tăng ROE bằng cách tăng đòn bẩy tài chính có thể là không tốt.

Thứ hai, ROE không xét đến lượng vốn được đầu tư. Ví dụ: nhà đầu tư có ý định đầu tư vào doanh nghiệp A, có ROE là 50% với giá trị đầu tư là 1 tỷ đồng; đầu tư vào doanh nghiệp B có ROE là 30% với giá trị đầu tư là 5 tỷ đồng; mức độ rủi ro là như nhau, lợi nhuận của các doanh nghiệp đều lớn hơn chi phí sử dụng vốn đầu tư vào dự án của các doanh nghiệp. Trường hợp này doanh nghiệp A có ROE cao hơn nhưng quy mô đầu tư nhỏ nên không làm tài sản của cổ đông tăng lên nhiều, trong khi đó doanh nghiệp B có ROE thấp hơn nhưng nó lại tạo ra nhiều giá trị cho cổ đông hơn.

34

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sử dụng vốn vay hay nợ vay nhằm bù đắp sự thiếu vốn và hy vọng tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhưng đồng thời cũng làm tăng thêm rủi ro cho doanh nghiệp, đó là rủi ro tài chính.

Rủi ro tài chính là sự dao động hay tính biến thiên của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và làm tăng thêm nguy cơ mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí tài chính cố định.

+ Phân tích khả năng sinh lợi của chi phí:

Để xác định mức sinh lợi của chi phí, chỉ tiêu thường được sử dụng: Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán:

Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán tính theo lợi nhuận sau thuế từ

HĐKD)

= Lợi nhuận sau thuế từ HĐKD Giá vốn hàng bán

(2.16)

Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán tính theo LNST từ HĐKD cho biết một đồng giá vốn hàng bán mang lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế từ HĐKD.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM NINH (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w