Quy định về hợp đồng theo mẫu trong hệ thống pháp luật.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mẫu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại (Trang 30 - 36)

Tại Việt Nam, hợp đồng theo mẫu cũng được sử dụng rất nhiều trong các giao dịch dân sự - kinh tế - thương mại mà điển hình là các hợp đồng trong lĩnh vực tín dụng – ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm, hợp đồng cung cấp điện, nước, hợp đồng viễn thông...Có thể thấy rõ các lĩnh vực thường sử dụng hợp đồng theo mẫu tại Việt Nam là các lĩnh vực có tính chất chuyên môn cao, có số lượng khách hàng lớn hoặc là các lĩnh vực mà các doanh nghiệp hoạt động trong đó có vị thế độc quyền.

Trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại thì từ phía người nhận quyền thường không hiểu hết hoặc thậm chí là không biết về các quyền lợi mà mình sẽ hoặc có thể được hưởng hoặc trường hợp khác là họ bắt buộc và mặc nhiên chấp nhận toàn bộ những vấn đề mà thương nhân nhượng quyền đưa ra.

Pháp luật Việt Nam hiện nay cũng đã có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi xác lập và giao kết hợp đồng theo mẫu, nhưng thực tế là chưa chặt chẽ và thiếu đi sự công bằng cho phía người tiêu dùng hay là bên người chấp nhận hợp đồng theo mẫu đó.

Pháp luật Việt Nam, việc định nghĩa hợp đồng theo mẫu được thể hiện trong hai văn bản pháp luật chủ yếu: Bộ luật Dân sự 2005 (được thay bởi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017) và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (LBVQLNTD) năm 2010.

Trước đó, khi mà Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời thì chỉ có duy nhất một điều luật đề cập đến hợp đồng theo mẫu. Trong Bộ luật Dân sự 2005, khoản 1, Điều 407 quy định: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thởi gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.” Quy định này chưa thể hiện được hết về bản chất của hợp đồng theo mẫu là để áp dụng hàng loạt, cho số lượng không xác định các bên được đề

nghị giao kết. Đồng thời, quy định này cũng chưa tính đến các khả năng khác hoặc các ngoại lệ để cho phép bên được đề nghị giao kết hợp đồng có quyền thương lượng lại các điều khoản của hợp đồng, hoặc có quyền bảo lưu các điều khoản mà mình không đồng ý.

Tại khoản 2 Điều 407, Bộ luật Dân sự 2005 có quy định: “Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó”. Quy định này phần nào đã bắt kịp xu thế của các quốc gia tiên tiến trong đường lối giải thích hợp đồng theo mẫu. Tuy nhiên, điều khoản này cũng chỉ dừng ở mức chung chung, trừu tượng và có thể bị diễn giải theo cách khác đi bởi điều luật chưa làm rõ được thế nào là điều khoản không rõ ràng hay việc bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó là như thế nào?

Liệu điều khoản không rõ ràng có phải là điều khoản có các cách hiểu khác nhau hay điều khoản này không có nội dung đầy đủ, cụ thể? Liệu bất lợi mà bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu có phải là không được tham gia giải thích điều khoản hay là nội dung giải thích phải có lợi cho bên được đề nghị giao kết hoặc liệu có phải giải thích hợp đồng theo hướng có lợi cho bên thứ ba bất kì?

Thêm nữa, tại khoản 3, mặc dù các nhà làm luật có đưa ra các trường hợp vô hiệu của các điều khoản trong hợp đồng theo mẫu như: “điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia”, nhưng lại cho phép trường hợp ngoại lệ nếu “có thỏa thuận khác”. Như vậy, về cơ bản, các điều khoản “bất hợp lý” kia sẽ không bao giờ bị coi là vô hiệu bởi trên thực tế, để có thể mua được hàng hóa, sử dụng được dịch vụ của các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà cung cấp... – là những bên đưa ra hợp đồng theo mẫu thì người tiêu dùng – với tư cách là những bên được đề nghị giao kết hợp đồng theo mẫu hầu hết đều chấp thuận vô điều kiện toàn bộ các điều khoản của hợp đồng đó, kể cả những điều khoản hạn chế quyền lợi, tăng trách nhiệm của họ. Họ thậm chí không có thời gian để đọc hoặc có thể không đủ trình độ để hiểu được tất cả những điều khoản đó. Việc này sẽ dẫn đến các điều khoản mặc dù rất bất hợp lý cho người được đề nghị giao kết nhưng vẫn có hiệu lực bởi chính người được đề nghị giao kết đã tự ký kết vào hợp đồng và tự ràng buộc mình với các quy định trong hợp đồng đó.

Tương tự như vậy ở Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định tại Điều 405 về hợp đồng theo mẫu như sau: ” Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thởi gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.

Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng.

Trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật.”

Về Khoản 1, ta nhận thấy rõ ràng là có sự bổ sung thêm về vấn đề công khai minh bạch nội dung của hợp đồng theo mẫu. Còn về trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thì trong quyết định số 14/QĐ-QLCT của Cục quản lý cạnh tranh thuộc bộ Công thương có nêu rõ các đối tượng phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và cụ thể về quy trình đăng ký. Sau khi đăng kí thì bản hợp đồng sẽ được phát hành và đăng tải bản mềm lên trang thông tin điện tử của Cục cạnh tranh. Đây là điều luật mang tính đảm bảo quyền lợi ngang nhau cho những người cùng chấp nhận hợp đồng theo mẫu đó, nhưng thực tế chẳng hạn trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, thì điều này là là một điều cực kỳ bất lợi cho họ. Trong khi họ cần phải giữ kín những bí mật kinh doanh của mình thì pháp luật lại yêu cầu phải công khai minh bạch. Như vậy có thể thấy tuy có sự sửa đổi nhưng mà thực sự vẫn chưa hợp lý trong một số các trường hợp nhất định.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, trước khi ban hành Luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng năm 2010, các quy định pháp luật về hợp đồng theo mẫu của Việt Nam vẫn còn khá tản mạn do được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, và nội dung cũng còn sơ sài, chưa mang tính hệ thống và chưa bảo vệ có hiệu quả quyền, lợi ích của khách hàng, người tiêu dùng khi xác lập hợp đồng với nhà cung cấp.

Từ nhận định về sự yếu thế, dễ bị lạm dụng của người tiêu dùng trong các giao dịch với doanh nghiệp và xác định người tiêu dùng là chủ thể cần được bảo vệ trước tiên khi có sự lạm dụng các điều kiện giao dịch chung và hợp đồng theo mẫu của doanh nghiệp, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 lần đầu tiên đã đặt nền tảng pháp lý tương đối đồng bộ cho việc kiểm soát các điều kiện giao dịch chung và hợp

đồng theo mẫu từ khái niệm, điều kiện hiệu lực, nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ thực hiện các điều kiện giao dịch chung, hợp đồng theo mẫu, các biện pháp kiểm soát các điều kiện giao dịch chung, hợp đồng theo mẫu, hậu quả pháp lý của các điểu khoản vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Phù hợp với thông lệ quốc tế, khoản 5 và 6, Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 đã định nghĩa: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng” và “Điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng”. Như vậy, hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung là những hợp đồng, quy định, quy tắc do các thương nhân – là những tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để áp dụng trong giao dịch với người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là các hợp đồng và điều kiện này về nguyên tắc sẽ không áp dụng đối với quan hệ giữa các thương nhân với nhau.

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 cũng liệt kê hàng loạt các điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực pháp luật. Theo đó, có 9 loại điều điều khoản của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực, bao gồm:

a) Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

b) Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;

c) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thoả thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;

d) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;

đ) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

e) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;

g) Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;

h) Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình;

i) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý”.

(Khoản 1 Điều 16 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng)

Điều khoản này kế thừa khá đầy đủ kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới và có bước phát triển vượt bậc so với những quy định chung chung trước đó tại Bộ luật Dân sự năm 2005. Đặc biệt những điều khoản này không có ngoại trừ, tức là kể cả khi người tiêu dùng đã đọc, hiểu và chấp thuận ký kết hợp đồng thì các điều khoản này vẫn có thể bị tuyên bố vô hiệu. Khi đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể không cần phải thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ bất hợp lý mà doanh nghiệp đặt ra cho dù trước đó đã chấp thuận thực hiện. Đây là một tiến bộ rất lớn và thể hiện rõ quan điểm và đường lối bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong Khoản 6, điều 12, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng để có thể đảm bảo được khả năng lĩnh hội, tiếp cận nội dung hợp đồng. Và ở Điều 17 thì lại đảm bảo về quyền quyết định cho người tiêu dùng:

“1. Khi giao kết hợp đồng theo mẫu, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải dành thời gian hợp lý để người tiêu dùng nghiên cứu hợp đồng.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải lưu giữ hợp đồng theo mẫu đã giao kết cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực. Trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bị mất hoặc hư hỏng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm cấp cho người tiêu dùng bản sao hợp đồng”.

Và một lần nữa, tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có quy định lại về việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, cụ thể là kiểm soát những nội dung, điều kiện giao dịch chung của hợp đồng thông qua thủ tục đăng ký công khai.

Theo điều 19 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung như sau:

“1.Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.”

Có một số doanh nghiệp không đồng ý và cho rằng cách quy định trên được xây dựng trên phương thức “tiền kiểm” đối với hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung. Do đó, họ quan niệm rằng, biện pháp quản lý này có thể được hiểu là một dạng hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp một cách bất hợp lý.

Ngoài những quy định mang tính tổng thể, khái quát tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, “Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng và điều kiện giao dịch chung” còn được điều chỉnh một cách chi tiết cả về mặt hình thức và nội dung bởi Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Theo đó, trên cơ sở các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định dành hẳn toàn bộ Chương III để điều chỉnh và làm rõ thêm về các khía cạnh có liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung như những điều kiện hiệu lực, trình tự, thủ tục đăng ký.

Như vậy ta có thể khẳng định rằng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã có những bước tiến đáng kể trong việc định hình khung pháp luật về hợp đồng theo mẫu và các điều kiện giao dịch chung ở nước ta hiện nay. Nhưng khi xét trên lĩnh vực cụ thể là lĩnh vực nhượng quyền thương mại, một lĩnh vực sử dụng phổ biến loại hợp đồng này do tính chất phù hợp của hợp đồng với tính chất của hoạt động nhượng quyền, thì Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại không thể áp dụng được. Tại khoản 1, điều 3, Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 thì: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.” Tuy có nhắc tới các tổ chức nhưng mà hang hóa dịch vụ mà tổ chức đó

mua lại là với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt. Còn trong quan hệ nhượng quyền thì chủ thể hai bên cả bên nhượng quyền là bên đưa ra hợp đồng còn bên nhận quyền là bên chấp nhận hợp đồng đều là thương nhân với mục đích đều là kinh doanh, thực hiện hoạt động sinh lời. Trong khi ở lĩnh vực này thì bên nhận quyền thương mại lại có

Một phần của tài liệu Hợp đồng mẫu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w