b) Bên cạnh đó, hoạt động nhương quyềnthương mại cũng chịu sự chi phối bởi các văn bản pháp luật khác trong một số trường hợp nhất định.
2.2.2. Thực trạng áp dụng đối với các thương nhân nhận quyền
Từ 1/1/2006, khi luật thương mại có hiệu lực thi hành và trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, nhượng quyền thương mại đã hội tụ đù điều kiện để trở thành một trong những phương thức kinh doanh quan trọng. Nhiều tập đoàn lớn của thế giới đã đổ bộ vào thị trưởng Việt Nam tìm cơ hội phát triển thương hiệu: KFC. Lotteria, Jollibee... Và gần đây nhất, thương hiệu cà phê nổi tiếng của Úc Gloria Jean đã tiến vào thị trưởng Việt Nam thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại với công ty Viet Lifestyle. Gloria Jean là tập đoàn toàn cầu có trụ sở ở Australia. Đây là tập đoàn có hệ thống nhượng quyền lớn nhất thế giới với khoảng 800 điểm nhận nhượng quyền
ở trên 30 quốc gia như Nhật. Philippines. Malaysia. Singapore... Tháng 4/2007, Gloria Jeans Coffees khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Đây là cửa hàng cà phê thứ hai có vốn đầu tư 250.000 đô la Mỹ mà Công ty Viet Lifestyle - đại lý nhượng quyền thương mại của Gloria tại Việt Nam mở sau cửa hàng đầu tiên khai trương hồi cuối tháng 1-2007 tại TPHCM. Viet Lifestyle mở thêm năm cửa hàng nữa trong năm 2008, trong đó có bốn ở TPHCM và một ở Hà Nội. Ngoài ra, Gloria Việt Nam nhượng quyền thứ cấp cho một công ty Việt Nam vào giữa năm 2007. KFC đã thành công với 19 cửa hàng ở TP.HCM và 3 cửa hàng ở Hà Nội Lotteria phát triển với 18 cửa hàng. sắp tới Lotteria sẽ mở chiến lược kinh doanh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Jollibee - loại thức ăn nhanh của Philippines do Công ty Tân Việt Hương tại TP.HCM mua nhượng quyền cũng lần lượt chào hàng tại các siêu thị. trung tâm thương mại tại TP.HCM...
Nhiêu tập đoàn lớn cửa thế giới đã đổ bộ vào thị trường Việt Nam tìm cơ hội phát triển thương hiệu. Người khổng lồ Me Donald"s, Starbucks Café, cửa hàng tiện lợi Seven-Eleven; Wall-mart... dự đoán sẽ dặt chân vào thị trường Việt Nam. Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá rằng các thương hiệu lớn vào Việt Nam nhanh nhất bằng con đường nhượng quyền. Điều đó đang trở thành hiện thực.Louis Vuitton. Gucci, hai nhãn hiệu thời trang lừng danh thế giới này là một ví dụ: Louis Vuitton - một thương hiệu có tuồi đời 150 năm - xuất hiện ở nước ta đã 15 năm nay. Hãng thời trang vốn rất tự hào là mọi sản phẩm cửa mình đêu được sản xuât hoàn toàn trên lãnh thổ nước Pháp này chọn ngay tòa nhà mới nằm ở khúc quanh đẹp nhất thành phố. Gucci - một thương hiệu thời trang sang trọng bậc nhất của Ý - cũng đã góp mặt bằng cửa hàng sang trọng 250m2 bên cạnh Milano ngay trong khách sạn 5 sao Sheraton Saigon. Ở những lĩnh vực khác, nhiều thương hiệu nổi tiếng cũng bắt đầu bước vào thị trường Việt Nam. Có thể kể đến những tên tuổi mới như: Coffee Bean & Tea Leaf, Bread Talk hay Pizza Hut…
Đối với các doanh nghiệp nhượng quyền nói trên, để có thể thực hiện nhượng quyền rộng khắp trên thế giới như vậy thì họ cũng đã có những tích lũy về kinh nghiệm thực tiễn lâu đời về hoạt động nhượng quyền thương mại. Vậy về vấn đề ký kết hợp đồng thương mại nói chung, hợp đồng theo mẫu trong nhượng quyền thương mại nói riêng thì đã khá phát triển và hoàn thiện hơn rất nhiều lần so với các doanh
nghiệp nội địa tại Việt Nam. Điều này vừa là thuận lợi vừa là thách thức to lớn đối với các thương nhân nhận quyền.
Về mặt lợi ích, các thương nhân nhận quyền sẽ có thể hạ thấp được khả năng thất bại trong kinh doanh vì đã được cung cấp đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật để đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng theo trình tự, quy chuẩn có sẵn một cách rõ ràng cụ thể trong hợp đồng với bên nhượng quyền; nâng cao thêm kinh nghiệm về tổ chức quản lý, xây dựng và ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại mà bên nhượng quyền đã xây dựng dựng sẵn và mang lại.
Về những thách thức thực tế, bên nhận quyền bị chi phối hoàn toàn bởi những nội dung có sẵn trong hợp đồng mà không thể kiến nghị thay đổi nội dung trong hợp đồng đó, điều đó có nghĩa là phải chấp hành mọi “mệnh lệnh” của bên nhượng quyền; và cũng từ việc đó mà những điều khoản trong hợp đồng sẽ có khả năng không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương nơi thương nhân nhận quyền, dẫn đến trục trặc, ngăn cản hoạt động kinh doanh của thương nhân nhận quyền; và bên nhận quyền bị phụ thuộc vào cả hoạt động kinh doanh của bên nhượng quyền, nếu như hệ thống nhượng quyền sụp đổ thì các nhà nhận quyền sẽ không còn cơ hội kinh doanh vì sự sụp đổ của hệ thống đó.