b) Bên cạnh đó, hoạt động nhương quyềnthương mại cũng chịu sự chi phối bởi các văn bản pháp luật khác trong một số trường hợp nhất định.
2.2.1. Thực trạng áp dụng đối với các thương nhân nhượng quyền, cụ thể đối với thương hiệu cà phê Trung Nguyên – một thương hiệu tiên phong.
với thương hiệu cà phê Trung Nguyên – một thương hiệu tiên phong.
Giữa thập niên 90, ở nước ta đã có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt kiều về đầu tư đã đưa ra hình thức nhượng quyền thương mại, nhưng thị trưởng lúc bấy giở chưa thực sự sôi động và bản thân thương hiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa mấy nổi tiếng nên đã không thành công. Mãi đến 3 - 4 năm trở lại đây, hình thức nhượng quyền thương mại mới rục rịch trở lại với các thương hiệu tên tuổi như Kinh Đô, Trung Nguyên, Lotteria, Phở 24... Trong đó thì cũng có các thương hiệu mang tầm khu vực, thực hiện nhượng quyền ra nước ngoài như hệ thống Phở 24, cà phê Trung Nguyên, T&T.
Đối với cà phê Trung Nguyên: Được xem là nhà tiên phong đầu tiên với sự khởi đầu khá sớm, ngày 19/6/1996 hãng cà phê Trung Nguyên chính thức thành lập tại Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và bắt đầu nhượng quyền từ năm 1998. Tháng 08/2001, Trung Nguyên chính thức có mặt tại Hà Nội và đến năm 2002, Trung Nguyên bắt đầu vươn ra quốc tế nhượng quyền thành công tại Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Thái lan,… Đến đây, hệ thống cà phê Trung Nguyên đã trở thành hệ thống nhượng quyền đầu tiên áp dụng thành công mô hình nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Thởi gian đầu Trung nguyên được xem như một “hiện tượng” bởi hệ thống các quán cà phê nhượng quyền có mặt ở khắp mọi nơi, trải dài từ Nam đến Bắc với hơn 500 đại lý nhương quyền và thực sự là một thế lực của cà phê Việt Nam đối với khu vực và trên thế giới
Bên cạnh những thành công đó thì bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại của cà phê Trung Nguyên cũng tồn tại không ít những hạn chế, khó khăn. Do bắt đầu nhượng quyền từ rất sớm (1998) lúc này nhượng quyền thương mại chưa được ghi nhận một cách cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam, lúc bấy giờ chỉ có một quy định duy nhất có liên quan đến nhượng quyền thương mại đó là nội dung quy định tại Mục 4.1.1 Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/7/1999. Nhưng quy định này lại chưa thật sự rõ ràng và cụ thể, điều này gây ra rất nhiều khó khăn về mặt lựa chọn pháp luật để áp dụng. Vì vậy Trung Nguyên đành phải dựa trên những quy định
đi vay mượn từ việc nghiên cứu các hệ thống nhượng quyền nước ngoài để áp dụng cho mình. Về vấn đề hợp đồng nhượng quyền thì cũng không có hướng dẫn hay quy định cụ thể rõ ràng từ hệ thống pháp luật, dẫn đến việc không đảm bảo được hiệu quả, tính đồng nhất, phạm vi hợp đồng, các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chưa được cụ thể rõ ràng,…Thực tế do vấn đề này mà sự phát triển của cà phê Trung Nguyên đã bị khựng lại suốt từ năm 2003.
Cho đến khi Luật Thương Mại 2005 và các văn bản hướng dẫn ra đời, cộng thêm những kinh nghiệm thực tế và học hỏi sự phát triển của luật pháp các nước trên thế giới có liên quan đến việc xây dựng ra hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực nhượng quyền này thì Trung Nguyên mới bắt đầu thực sự xây dựng lại cho mình một trật tự, một hệ thống ổn định. Tuy vậy thì sức mạnh, sức phát triển của cà phê Trung Nguyên sẽ không còn như trước, nhưng đây cũng là một bài học kinh nghiệm quý báu cho các hoạt động nhượng quyền thương mại ở nước ta sau này, đóng vai trò tiên phong của pháp luật.
Hiện nay, khi chúng ta vào trang thông tin của cà phê Trung Nguyên, ta có thể thấy một phần riêng về hệ thống quán nhượng quyền trong đó bao gồm đăng ký nhượng quyền thương mại, danh sách quán nhượng quyền thương mại và hoạt động của quán nhượng quyền thương mại. Đối với những thương nhân muốn được mua nhượng quyền của cà phê Trung Nguyên thì đều có thể đăng ký trực tuyến qua một mẫu đăng ký mà công ty cung cấp. Trong mẫu đăng ký này cũng có thể coi là những điều kiện cần có để thương nhân nhận quyền tham gia vào hệ thống nhượng quyền của công ty. Cụ thể về bản đăng ký: Ngay ban đầu thì cà phê Trung Nguyên có viết lời ngỏ: “Chúng tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý vị đối với hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên. Rất mong quý vị cung cấp cho chúng tôi đầy đủ các thông tin trong bảng đăng ký này, đây là một trong những cơ sở để chúng tôi tuyển chọn những đối tác tham gia vào hệ thống nhượng quyền Trung Nguyên. Bảng đăng ký này sẽ được bảo mật và không được cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào.Bảng đăng ký này hoàn toàn không liên quan đến trách nhiệm của bất kỳ bên nào”. Đây là một sự đảm bảo cho thông tin của đối tác và cũng xác định rõ ràng về trách nhiệm của các bên. Tiếp sau các thông tin cơ bản để xác định được đối tác nhận quyền là khảo sát về công việc hiện nay của đối tác với các nội dung cơ bản như: công ty, vị trí, địa chỉ, cách liên
hệ, mức lương hiện tại, lý do mua nhượng quyền, triết lý kinh doanh, kinh nghiệm thực tế về kinh doanh ẩm thực nhà hàng, các tính cách cần thiết (đào tạo, quản lý nhân viên; các vấn đề liên quan đến nhân viên và khách hàng, xử lý chương trình làm việc hợp lý).
Cà phê Trung Nguyên còn yêu cầu các đối tác mua nhượng quyền cung cấp thông tin về: Sơ bộ về quá trình kinh doanh, học vấn, liệt kê tài sản, thông tin tài chính cá nhân (đã thất bại trong kinh doanh hay chưa, có liên quan đến việc tố tụng hay các vấn đề liên quan đến pháp luật, có từng bị kết án là tội phạm, có thực hiện đầu tư)
Và một điều quan trọng nhất là về thông tin nhượng quyền: Liệu rằng thương nhân muốn mua nhượng quyền có thể toàn tâm toàn ý thực hiện công việc hay không? Vợ hoặc chồng có tham gia vào cùng hay không? Dự kiến mua với giá bao nhiêu? Nguồn ngân quỹ để thực hiện mua nhượng quyền? Có vay vốn hay không? Có thể khai trương cửa hàng nhượng quyền vào lúc nào?,…
Cuối cùng là phải cung cấp người làm chứng cho những điều mà bên muốn mua nhượng quyền đã kê khai bên trên.
Tóm lại với bản đăng ký này thì chính cà phê Trung Nguyên có thể lọc ra được những thương nhân có tiềm năng nhất và đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà tại thời điểm đó công ty có thể chấp nhận được để bán nhượng quyền, và đảm bảo được cửa hàng nhượng quyền mới có thể hoạt động ổn định, bài bản, không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty.
Và cà phê Trung Nguyên cũng cam kết công khai sẽ đảm bảo quyền lợi của đối tác khi mua nhượng quyền như sau:
1. Được quyền sử dụng một thương hiệu mạnh hàng đầu về cà phê tại Việt Nam để kinh doanh và hưởng những lợi ích hữu hình và vô hình do giá trị và uy tín của thương hiệu mang lại nhằm đảm bảo việc kinh doanh được thuận lợi ngay từ bước đầu. 2. Giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh khi sử dụng thương hiệu nổi tiếng đã
được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng.
3. Được hỗ trợ tư vấn các hạng mục cần có để xây dựng quán, và hỗ trợ hướng dẫn nhằm đảm bảo quán sau khi xây dựng đúng chuẩn mô hình thương hiệu Trung Nguyên. 4. Được cung cấp các loại hàng hóa, máy móc, thiết bị, vật dụng và nguyên liệu
5. Được cung cấp danh sách các trang thiết bị cần thiết để mở một quán cà phê Trung Nguyên cao cấp.
6. Được đội ngũ giám sát thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ và tư vấn cho các chủ quán Nhượng quyền trong suốt thời gian hoạt động, đặc biệt là trong thời gian đầu mới khai trương (từ 1 đến 2 tháng) để hỗ trợ giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc tại quán.
7. Được đào tạo, huấn luyện cho các vị trí chủ chốt trước và sau khi khai trương quán (trường hợp đối với quán ở tỉnh thì cử nhân viên đến đào tạo tại trung tâm đào tạo của Trung Nguyên ở Tp.HCM).
8. Tiết kiệm thời gian và công sức cho việc quảng bá quán nhượng quyền.
9. Được tư vấn, dự trù chi phí, lên kế hoạch và thực hiện các chương trình quảng bá nhằm thu hút khách hàng trong giai đoạn khai trương quán.
10. Được hưởng lợi ích trực tiếp từ các chương trình quảng bá chung.
11. Quán của đối tác sẽ được quảng cáo qua các kênh của Trung Nguyên như: báo, stand card để bàn, website…trong một thời gian nhất định.
Những điều này chắc chắn sẽ được ghi lại trong bản hợp đồng mà công ty sẽ giao kết với các thương nhân muốn tham gia vào hệ thống nhượng quyền này và có đủ điều kiện để tham gia.
Từ các nội dung được thể hiện qua website của công ty đã làm rõ những nội dung cơ bản sẽ có trong bản hợp đồng giữa hai bên. Và tóm lại ta thấy được sự chuyên nghiệp và bài bản của cà phê Trung Nguyên trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại này.
Nhưng không phải công ty nào cũng có thể có kinh nghiệm lâu năm và nền tảng vững chắc như cà phê Trung Nguyên. Từ thực tế những khó khan vướng mắc của Các doanh nghiệp khi thực hiện nhượng quyền thương mại hay nhận quyền thương mại tại Việt Nam, Luật sư Fred Burke, Công ty Baker & McKenzie cho rằng, các nhà nhượng quyền thương mại phải luôn chuẩn bị cẩn thận các hợp đồng chuyển nhượng để tránh phiền phức khiếu kiện về sau. Theo luật sư Fred Burke, cần phải phân biệt rõ giữa hợp đồng nhượng quyền hay đơn giản chỉ là hợp đồng cung cấp dịch vụ, chuyển giao công nghệ, hợp đồng thương mại... để có những quy định cụ thể và xác định cơ quan Nhà nước sẽ phải đến để đăng ký hợp đồng.
"Không có một hợp đồng theo mẫu nào cho loại hình nhượng quyền thương mại. Có thể đó là tổng hợp các loại hợp đồng hoặc từng loại hợp đồng riêng lẻ", ông Fred Burke nói. Ông cũng cho rằng, nhất thiết phải đăng ký hợp đồng tại các cơ quan Nhà nước để đảm bảo giá trị. Chẳng hạn, hợp đồng nhượng quyền thương mại thuộc loại chuyển giao công nghệ sẽ phải đến đăng ký tại Bộ Công Thương. Hợp đồng nhượng quyền thương mại đúng nghĩa, theo ông Fred Burk, hiện nay Luật thương mại có quy định, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên chưa thực hiện đăng ký được.
Luật sư Fred Burk cũng nhắc nhở các thương nhân nhượng quyền thương mại, khi soạn thảo hợp đồng phải hết sức cẩn trọng, chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi của mình trong hoạt động chuyển nhượng thương hiệu. Ông cho biết: "Có 4 rủi ro cho hợp đồng nhượng quyền thương mại, đặc biệt là khi không đăng ký. Đó là khả năng vô hiệu hợp đồng; không lấy được tiền bản quyền; không tính được phí chuyển nhượng; phạt hợp đồng". Các thương nhân nhượng quyền gặp rất nhiều khó khăn đối với loại hợp đồng nhượng quyền thương mại, đặc biệt là những vụ kiện thương mại trong trường hợp hợp đồng soạn thảo không đảm bảo đầy đủ.
Nhưng nhìn ở một mặt khác, với thực tế hiện nay cũng đã diễn ra, bổ sung cho ý kiến của luật sư Fred Burk, thì pháp luật về hợp đồng cho lĩnh vực nhượng quyền cần phải sửa đổi sung thêm nữa cho cân bằng được lợi ích giữa các bên trong quan hệ nhượng quyền và phải đảm bảo thêm được lợi ích hợp pháp của các thương nhân nhận quyền. Chỉ như vậy mới có thể thúc đẩy được hoạt động nhượng quyền ở nước ta trở nên dễ dàng và phổ biến hơn.