Đối với hệ thống pháp luật về hợp đồng theo mẫu:

Một phần của tài liệu Hợp đồng mẫu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại (Trang 70 - 71)

b) Bên cạnh đó, hoạt động nhương quyềnthương mại cũng chịu sự chi phối bởi các văn bản pháp luật khác trong một số trường hợp nhất định.

3.1.1Đối với hệ thống pháp luật về hợp đồng theo mẫu:

Trong các bộ luật hiện hành của hệ thống pháp luật Việt Nam, khái niệm về hợp đồng theo mẫu chỉ được đề cập trong hai bộ luật: Bộ luật Dân sự 2005 (được thay bởi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực tử ngày 01/01/2017) và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Có thể nói vấn đề hợp đồng theo mẫu vẫn được các thương nhân tìm hiểu qua định nghĩa nghèo nàn và còn cứng nhắc qua hai bộ luật nói trên. Các nhà làm luật vẫn chưa phát triển được bản chất của vấn đề hợp đồng theo mẫu trong các ngành, nghề và trường hợp cụ thể, khiến cho các chủ thể khi tham gia vào một quan hệ (hợp đồng song vụ) sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thương lượng các chi tiết trong hợp đồng. Trong nhiều trường hợp, hợp đồng theo mẫu do thương nhân đề nghị có thể chứa các điều khoản gây bất lợi cho thương nhân đối tác khiến cho công việc không được thuận lợi, nảy sinh nhiều khúc mắc trong quá trình hợp đồng phát sinh hiệu lực; hoặc một trong hai thương nhân phải chịu sự thiệt thòi về quyền lợi khi chấp thuận

điều kiện mà bên còn lại đề nghị thỏa thuận, dẫn đến công việc không hiệu quả và không thể phát triển bền vững, lâu dài.

Vì vậy, khái niệm về hợp đồng theo mẫu nói chung và hợp đồng theo mẫu trong các ngành nghề nói riêng cần được phân tích cụ thể, xúc tích và bổ sung cho mỗi ngành mà luật pháp ngành đó bảo vệ. Các vấn đề liên quan trong về hợp đồng theo mẫu giữa các thương nhân thỏa thuận với nhau cần mềm dẻo, linh hoạt hơn nhằm thúc đẩy sự cố gắng, nỗ lực thực hiện công việc thoải mái hơn, công bằng hơn.

Trường hợp vô hiệu với hợp đồng mẫu cũng là một rắc rối không nhỏ đối với các thương nhân trong việc đọc đúng và đọc hiểu để chấp hành đúng với luật. Theo khoản 3, Điều 407 Bộ luật Dân sự 2005: “Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Cụm từ “thỏa thuận khác” vừa mang điểm hay và điểm dở trong nhiều trưởng hợp. Dường như các nhà làm luật ở đây muốn tạo không gian rộng hơn trong việc thương lượng nhằm hướng tới lợi ích cho cả đôi bên. Nhưng đây cũng là kẽ hở mà nhiều kẻ đã lợi dụng để “bắt nạt” các chủ thể yếu thế hơn, chưa kể đến việc để đọc hiểu và suy xét điểm có lợi cho bản thân là rất mất thời gian và thậm chí là khó hiểu, hiểu sai. Như vậy, trường hợp vô hiệu của hợp đồng theo mẫu cần được xem xét trên phương diện bảo vệ lợi ích cho đôi bên và chính do hai bên thỏa thuận một cách công bằng nhất.

Các nhà làm luật cũng cần cân nhắc lại vấn đề đảm bảo bí mật kinh doanh của chủ thể tham gia hoạt động thương mại. Chủ thể đưa ra hợp đồng giao kết có quyền xem xét và đề cập nội dung chính mà chủ thể muốn giao kết cần tiếp thu nhằm bảo vệ sự độc quyền và bảo mật trong mỗi một ngành nghề khác nhau. Thương nhân đề nghị giao kết hợp đồng được tạo điều kiện bởi pháp luật trong việc chủ động lựa chọn thông tin cung cấp cho đối tác tiềm năng của họ.

Tóm lại, các yếu tố trong hơp đồng mẫu như khái niệm, chủ thể tham gia, điều kiện tham gia, hình thức, nội dung, phạm vi áp dụng,…cần được đi sâu hơn, cụ thể hóa hơn và tránh gói gọn nhiều trường hợp vào chung với nhau, phải được xem xét trên phương diện đảm bảo công bằng cho hai hay nhiều bên tham gia cả về mặt chung và mặt riêng.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mẫu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại (Trang 70 - 71)