Một số kinh nghiệm củacác quốc gia trên Thế giớ

Một phần của tài liệu Hợp đồng mẫu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại (Trang 54 - 70)

b) Bên cạnh đó, hoạt động nhương quyềnthương mại cũng chịu sự chi phối bởi các văn bản pháp luật khác trong một số trường hợp nhất định.

2.3. Một số kinh nghiệm củacác quốc gia trên Thế giớ

Nhượng quyền thương mại với lịch sử phát triển hơn 50 năm từ lâu đã trở thành một phương thức kinh doanh quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Nhượng quyền thương mại xuất hiện sớm nhất ở các nước phương Tây, do đó không ngạc nhiên khi phương thức kinh doanh này đã đạt mức phát triển rất cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ở các quốc gia này. Trong khi đó đối với những nước phương Đông như Trung Quốc hay Việt Nam, nhượng quyền thương mại mới xuất hiện trong khoảng 20 năm và mới thực sự có những bước tiến mạnh mẽ trong khoảng chục năm trở lại đây. Như vậy không khó để dự đoán tương lai của nhượng quyền thương mại chính là nằm ở châu Á. Trong tình hình nhượng quyền thương mại không ngừng phát triển và đổi mới với tốc độ chóng mặt, các nước đã gặp phải không ít khó khăn, thách thức trong việc tạo ra một hành lang pháp lí vừa thông thoáng, vừa chặt chẽ cho hoạt động này phát triển, cũng như giải quyết những rắc rối, tranh chấp trong lĩnh vực này. Hiện nay trên thế giới, có nhiều nước đã có luật nhượng quyền thương mại chuyên biệt,

trong khi ở nhiều nước, thậm chí ở những nước phát triển như Anh và Đức, hợp đồng nhượng quyền thương mại vẫn không được điều chỉnh bởi một luật riêng dành cho nó. Ở những nền kinh tế mới nổi như Nga. Trung Quốc. Việt Nam, việc các nước này gia nhập WTO và dần dần gỡ bỏ những rào cản pháp lí đối với doanh nghiệp nước ngoài, đang tạo ra một làn sóng nhượng quyền thương mại mới trên thế giới.

a) Hoa Kỳ

Mặc dù nhượng quyền thương mại có nguồn gốc từ châu Âu. Hoa Kỳ vẫn được coi như là nơi khai sinh ra nhượng quyền thương mại hiện đại. Xuất hiện ở Hoa Kỳ từ những năm 1850 khi công ty Singer Company thực hiện nhượng quyền phân phối những chiếc máy khâu của minh, nhượng quyền thương mại bắt đầu có được thành công đầu tiên và lớn nhất khi John Pemberton nhượng quyền cho một số người được lựa chọn để bán một loại nước giải khát đóng chai mà nay được biết đến dưới cái tên Cocacola. Tuy nhiên phải đến tận những năm 1960, 1970, nhượng quyền thương mại mới bất đầu phát triển và trở thành một phương thức kinh doanh hấp dẫn ở Hoa Kỳ rồi dần dần lan sang các quốc gia khác trên thế giới. Cho đến nay, rất nhiều thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng trên thế giới có xuất xứ từ Mĩ, trong đó phải kể đến McDonalcTs, KFC, 7-Eleven,... Theo bản báo cáo của Pricewaterhousecoopers (PwC), nhượng quyền thương mại hiện vẫn đang tiếp tục phát triển và thịnh hành ở Mĩ. Năm 2010, số cơ sở của các hệ thống nhượng quyền ước tính sẽ tăng nhẹ từ 883.292 cơ sở năm 2009 lên 901.093, tức là tăng khoảng 2%, đảo ngược xu thế giảm năm 2009 khi nổ ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong năm 2009, số cơ sở của các hệ thống nhượng quyền đã giảm 0,1% sau khi liên tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thập niên đầu của thế kỉ 21. Năm 2008. Tỉ lệ tăng trưởng là 4.3%. Diễn biến của số nhân công và sản lượng mà các cơ sở nhượng quyền tạo ra cũng theo chiều hướng tương tự.

Trong số 10 ngành được PwC phân nhóm thì 9 ngành có sự tăng trưởng số cơ sở nhượng quyền theo dự báo cho năm 2010, ngoại trừ ngành kinh doanh khách sạn nhà nghi nối tiếp đà giảm từ năm 2009. Tăng trưởng ấn tượng nhất sẽ là ngành Nhà hàng phục vụ nhanh (3,1%), Bất động sản (3% ) và Thức ăn bán lẻ (2.4%).

Do đặc thù Nhà nước liên bang nên ở Mĩ. kinh doanh nhượng quyền thương mại ở mỗi bang lại tuân theo những hệ thống pháp luật khác nhau. Tuy nhiên dù ở bang nào thì các doanh nghiệp nhượng quyền cũng phải gửi bản giới thiệu nhượng quyền

của mình cho ủy ban thương mại Liên bang (FTC). Bản giới thiệu nhượng quyền phải có những nội dung sau đây (23 nội dung) theo mẫu UFDD của FTC:

• Giới thiệu doanh nghiệp nhượng quyền và lịch sử phát triển. • Đội ngũ quản lí doanh nghiệp

• Lịch sử kiện tụng

• Tình trạng phá sàn của doanh nghiệp hoặc những người quản lí • Phí nhượng quyền ban đầu

• Phí duy trì nhượng quyền • Khoản đầu tư ban đầu • Nguồn chỉ định

• Thời hạn hợp đồng • Tài chính

• Nghĩa vụ của bên nhượng quyền • Phạm vi khu vực nhượng quyền • Thương hiệu

• Bằng sáng chế

• Sự tham gia của bên nhận quyền • Giới hạn đối với bên nhận quyền • Những điểm biến đổi quan hệ

• Sự liên quan đến hình mẫu công chúng • Thu nhập. tình hình tài chính

• Dữ liệu nhưọng quyền • Báo cáo tài chính • Hình thức hợp đồng • Hóa đơn

Bên cạnh việc gửi bản giới thiệu nhượng quyền cho FTC, nếu luật bang nào yêu cầu thì doanh nghiệp nhượng quyền phải đăng kí ở bang đó. Phí đăng kí khoảng trên 6.000$, cộng thêm 2.000$ mỗi và 1.000$ cho mỗi lần sửa đôi. Một số bang có luật nhượng quyền riêng điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Kể từ năm 2007, các doanh nghiệp khi kí kết và thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Mĩ phải tuân thủ 2 qui tắc sau đây của FTC:

+ Bản giới thiệu nhượng quyền phải được gửi cho người có triển vọng nhận quyền ít nhất 14 ngày trước khi hợp đồng được kí kết hoặc diễn ra sự thanh toán dưới bất kì hình thức nào.

+ Bản hợp đồng hoàn chỉnh cuối cùng phải được gửi cho bên nhận quyền ít nhất 7 ngày trước khi kí hợp đồng và thanh toán phí nhượng quyền. Nêu hợp đồng có thay đổi thì phải tính lại số ngày từ đầu.

Những qui định này nhằm đảm bảo cho người nhận quyền (thường là các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ) có thởi gian cân nhắc kĩ trước khi đi đến quyết định kí kết hợp đồng.

Với việc hoạt động nhượng quyền thương mại ở Mĩ diễn ra vô cùng sôi động thì những vụ kiện tụng, tranh chấp pháp lí trong lĩnh vực này cũng diễn ra sôi động không kém. Lỗi vi phạm chủ yếu là bên nhượng quyền thông báo sai cho bên nhận quyền về lợi nhuận dự kiến mà bên nhận quyền sẽ thu được trước khi kí hợp đồng. Các vụ điển hình gần đây là "Randall V. Lady America (Minnesotta 2007)" và '"Emfore Corp. V. Blimpie Assocs(New York 2007)"

Và mặc dù nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh ít rủi ro nhưng không có nghĩa là không có rủi ro. Do đó khi việc kinh doanh thất bại thì sẽ dẫn đến tình trạng hợp đồng bị hủy trước thời hạn.

b) Đức

Nhượng quyền thương mại đã phát triển mạnh mẽ ở Đức trong vòng 10 năm, từ 1998 đến 2008. Doanh thu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại đã tăng gấp 3 lần lên tới con số 38 tỉ Euro, trong khi GDP chi tăng 25 % trong khoảng thởi gian đó. Lí do cho sự tăng trưởng án tượng này là việc kinh doanh của những ngành nhượng quyền thương mại quen thuộc như thức ăn nhanh vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt, trong khi ngày càng xuất hiện thêm nhiều ngành nhượng quyền mới đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đóng góp của nhượng quyền thương mại cho GDP của Đức vẫn ở mức tương đối thấp: khoảng 1.6% vào năm 2008. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp nhượng quyền cũng tăng trung bình 5%/năm trong giai đoạn 1996-2006 để đạt tới con số 900 còn số doanh nghiệp nhận quyền tăng 8% lên hơn 51.000.

Khối ngành dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng, tiếp tục là động lực chính cho sự phát triển củanhượng quyền thương mại trong vài năm gần đây. Nhượng quyền thương mại cũng phát triển ở ngành kinh doanh nhà hàng và cung cấp thức ăn, trong khi ở ngành phân phối sản phẩm lại thu hẹp lại do thành tích nghèo nàn của khối ngành bán lẻ.

Dự báo từ này đến năm 2015, doanh thu của hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ tăng trưởng chậm lại: chỉ có 7%/năm - lên khoảng 70 tỉ Euro. Trong khi đó, từ 1996 đến 2006 tỉ lệ này là 11%/năm. Bên cạnh đó, trong tương lai gần, tỉ trọng của nhượng quyền thương mại trong GDP khó có thể đạt được mức cao như ở Mĩ, quê hương của nhượng quyền thương mại: xấp xỉ 6% GDP.

Khối ngành dịch vụ vẫn thống trị trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, chiếm tỉ trọng trên 50 % năm 2006. Hệ thống lớn nhất và nổi tiếng nhất không ai khác là McDonald’s với 1260 cửa hàng ở Đức. Khối ngành bán lẻ từng chiếm một nửa hệ thống nhượng quyền thương mại ở Đức đến năm 2006 chỉ còn chiếm tỉ trọng 28 % so với 37 % năm 2001. Tuy nhiên vẫn có những hệ thống làm ăn phát đạt như Vom Fass với 170 doanh nghiệp nhận quyền.

Rào cản chính đối với sự phát triển của nhượng quyền thương mại ở Đức là vấn đề tài chính. Những người có nhu cầu nhận quyền thưởng gặp khó khăn để trang trải chi phí đầu tư và khoản phí nhượng quyền ban đầu. Mặc dù nhượng quyền thương mại ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng nhiều ngân hàng ở Đức vẫn chưa đưa ra được gói sàn phẩm nào riêng cho lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Chỉ khi những rào cản này được dỡ bỏ thì mới có triển vọng sáng sủa hơn cho nhượng quyền thương mại bùng nổ. Theo phân tích của Đại học Munster, tỉ lệ thất bại củacác doanh nghiệp nhận quyền trong bốn năm đầu tồn tại thấp hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp tự đứng ra kinh doanh, bởi những doanh nghiệp nhận quyền được hưởng lợi từ sự chuyên nghiệp của các doanh nghiệp nhượng quyền.

Giống như ở Anh, Đức cũng không có luật qui định riêng cho nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng được đối xử giống như các loại hợp đồng thương mại khác.

Về vấn đề hợp đồng theo mẫu thì Đức là một trong những quốc gia rất quan tâm đến các chính sách và pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có vấn đề các điều kiện thương mại chung, hay hợp đồng theo mẫu. Năm 1976 nước Đức ban hành Luật về các điều kiện thương mại chung (sửa đổi sau cùng vào năm 2000), trong đó đưa ra định nghĩa về các điều kiện thương mại chung, các điều kiện có hiệu lực của các điều kiện thương mại chung, các căn cứ để xác định hiệu lực của các điều kiện thương mại chung, các nguyên tắc áp dụng điều kiện thương mại chung... Luật cũng đưa ra các căn

cứ xác định các điều kiện thương mại chung vô hiệu và đồng thời quy định cả cơ chế để thực thi có hiệu quả những quy định về các điều kiện thương mại chung khi khẳng định vai trò và thẩm quyền của các hội nghề nghiệp, phòng công nghiệp và thương mại trong quá trình tố tụng tại toà án hay giám sát của công quyền liên quan đến điều kiện thương mại chung; việc đăng ký điều kiện thương mại chung; hậu quả pháp lý của các hoạt động tố tụng và đặc biệt là về thẩm quyền và trình tự tố tụng tại toà án.

Năm 2002, các nhà lập pháp Đức đã chuyển hóa toàn bộ Luật về các điều kiện thương mại chung vào Bộ luật dân sự CHLB Đức tại Quyển 2 – Nghĩa vụ dân sự, Chương 2 – Các nghĩa vụ hợp đồng hình thành từ các điều kiện thương mại chung. Theo đó, những điều kiện thương mại chung được quy định trong các Điều từ 305 đến 310.

Tại Điều 305, Bộ luật đưa ra định nghĩa về các điều kiện thương mại chung như sau: “Các điều kiện thương mại chung là tất cả các điều khoản hợp đồng được soạn thảo sẵn để áp dụng cho hàng loạt hợp đồng mà một bên (Bên soạn thảo) đưa ra cho bên còn lại (Bên giao kết) để ký kết hợp đồng.” Các điều kiện thương mại chung chỉ được đưa vào trong hợp đồng nếu đáp ứng các tiêu chuẩn: “(i) trong suốt quá trình giao kết hợp đồng, bên soạn thảo hợp đồng đã thực sự kêu gọi sự chú ý của bên giao kết đối với các nội dung của hợp đồng theo cách mà hợp đồng được ký kết...; (ii) bên soạn thảo đã cung cấp một phương thức thích hợp cho bên giao kết xem xét về các bất lợi, rủi ro khi giao kết hợp đồng mà bên soạn thảo có thể nhận thức được...; và (iii) các bên phải chấp thuận trước về các điều kiện thương mại chung cụ thể được áp dụng đối với mỗi loại giao dịch pháp lý nhất định.”

Đối với các điều khoản mập mờ, tối nghĩa và gây dễ gây hiểu nhầm cho bên giao kết mà Bộ luật định nghĩa là “Những điều kiện thương mại chung mà trong những hoàn cảnh nhất định, cụ thể là khi chỉ đọc sơ qua hợp đồng, thì bên giao kết không thể chú ý và hiểu hết ý nghĩa của chúng sẽ không được coi là một phần của hợp đồng. Để tránh hiểu nhầm, các điều khoản thương mại chung sẽ được giải thích chống lại người soạn thảo.” [Điều 305c Bộ luật Dân sự Đức]. Theo quy định này, trong trường hợp các điều kiện thương mại mà doanh nghiệp đưa ra có điều khoản mập mờ, khó hiểu và dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng sẽ được giải thích chống lại doanh nghiệp và theo hướng có lợi cho người tiêu dùng và/hoặc bên thứ ba có liên quan.

Kế thừa từ Luật về các điều kiện thương mại chung trước đó, Bộ luật Dân sự Đức cũng đưa ra những vấn đề cần phải xem xét để coi các điều kiện thương mại chung là vô hiệu. Tại Điều 307, Bộ luật quy định rằng “Các điều kiện thương mại chung sẽ không có giá trị hiệu lực nếu, đi ngược lại với nguyên tắc thiện chí trong giao kết hợp đồng, chúng đưa ra cho bên giao kết các bất lợi không hợp lý. Các bất lợi không hợp lý có thể là kết quả của việc các điều kiện đó không rõ ràng và toàn vẹn.” Cơ sở để xác định một điều kiện thương mại chung là bất lợi không hợp lý đối với bên giao kết, đó là điều kiện đó: “(1) không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật; hoặc (2) hạn chế các quyền hoặc nghĩa vụ phát sinh từ bản chất của hợp đồng theo cách có thể gây ra rủi ro là sẽ không đạt được mục đích của hợp đồng.” Tiếp đó, Điều 308 và 309 của Bộ luật cũng đưa ra các loại điều khoản bị vô hiệu đương nhiên hoặc có thể bị vô hiệu trên cơ sở đánh giá của các cơ quan tư pháp. Có 8 loại điều khoản có thể sẽ bị vô hiệu nếu tòa án xem xét và kết luận:

(i) Điều khoản quy định về thời hạn để chấp thuận thực hiện công việc: điều khoản trong đó bên soạn thảo đưa ra một thời hạn quá dài hoặc không hợp lý để chấp thuận hoặc từ chối đề nghị giao kết hoặc cho việc thực hiện nghĩa vụ;

(ii) Điều khoản quy định về thời hạn bổ sung cho việc thực hiện nghĩa vụ: điều khoản này có nội dung tương tự với điều khoản (i) ở trên;

(iii) Điều khoản về quyền chấm dứt hợp đồng: cho phép bên soạn thảo được tự giải thoát khỏi các nghĩa vụ của hợp đồng mà không cần đửa ra các lý do như quy định trong hợp đồng;

(iv) Điều khoản sửa đổi hợp đồng: cho phép bên soạn thảo được quyền thay đổi các điều khoản ngược lại với những cam kết trước đó, trừ trường hợp việc thay đổi đó là có lợi cho bên giao kết;

(v) Điều khoản về các tuyên bố không có cơ sở: điều khoản quy định rằng cáctuyên bố của bên giao kết sẽ được coi là hoặc không được coi là do chính bên giao kết đưa ra nếu bên giao kết thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể;

(vi) Điều khoản về việc giao nhận không có cơ sở: điều khoản quy định rằng thông báo của bên soạn thảo về các vấn đề quan trọng trong từng trường hợp nhất định sẽ được coi là đã nhận được bởi bên giao kết.

(vii) Điều khoản kết thúc hợp đồng: điều khoản quy định các trường hợp mà một bên trong hợp đồng được quyền chấm dứt hoặc đưa ra thông báo chấm dứt hợp đồng, trong đó bên soạn thảo có thể yêu cầu (a) trả mức phí quá cao cho việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ hoặc cho việc hưởng quyền hoặc cho việc thực hiện một công việc nhất định; hoặc (b) mức bồi thường không hợp lý.

(viii) Điều khoản cho phép bên soạn thảo tự giải phóng khỏi mọi nghĩa vụ trong

Một phần của tài liệu Hợp đồng mẫu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại (Trang 54 - 70)