Quy định trong hệ thống pháp luật về nhượng quyềnthương mại trong Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn như sau:

Một phần của tài liệu Hợp đồng mẫu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại (Trang 38 - 46)

Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn như sau:

Trong Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thì điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng quyền thương mại và vấn đề nhượng quyền thương mại được ghi nhận từ Điều 284 đến Điều 291 trong Luật thương mại. Luật Thương mại mới chỉ đề cập những vấn đề chung nhất về nhượng quyền thương mại, đó là các quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền và thương nhân nhận quyền; nhượng quyền lại cho bên thứ 3; đăng ký nhượng quyền thương mại.

Khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại thì tại điều 286 có quy định về quyền của thương nhân nhượng quyền như nhận tiền nhượng quyền, tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ. và tại Điều 287 có quy định về nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền: cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền, đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại, thiết kế và sắp xếp đại điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền, và cuối cùng là đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyển trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Còn về quyền của bên nhận quyền thì bao gồm: yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại; yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Nghĩa vụ bao gồm: trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền

thương mại; đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao; chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền; giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt; ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại; điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại; không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Những quyền và nghĩa vụ trên chỉ là những quyền và nghĩa vụ cơ bản trong hoạt động nhượng quyền thương mại, nó mới chỉ dừng lại bên nhận quyền, bên nhượng quyền và bên thứ ba như quy định tại điều 290 cụ thể: bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại Điều 288 và Điều 289. Chứ nó chưa đề cập một cách chi tiết các vấn đề như nhượng quyền thương mại trong nước và nhượng quyền thương mại ở nước ngoài, các điều kiện nhượng quyền thương mại đối với các bên…

Nhận xét về các điều luật quy định trong Luật Thương Mại ta có thể thấy rằng so sánh giữa hai chủ thể chính trong quan hệ nhượng quyền thương mại thì nghĩa vụ của bên nhận quyền thì nhiều (bao gồm 7 điều khoản) mà quyền lợi thì khá ít, cụ thể chỉ bao gồm về yêu cầu cung cấp thông tin và yêu cầu được đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhận quyền. Trong luật thương mại mới chỉ có những quy định sơ qua và xu hướng bảo vệ quyền lợi của bên nhượng quyền. Và đặc biệt rất quan trọng ở đây là việc thiết lập hợp đồng nhượng quyền giữa hai bên thì chỉ có một quy định duy nhất là điều 285 về hợp đồng nhượng quyền thương mại, với nội dung như sau: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.” Điều này làm khó khan ở thời điểm lúc đó cho các doanh nghiệp nhượng quyền cũng như các thương nhân nhận quyền, các thương nhân phải tự mình xây dựng hợp đồng nhượng quyền dựa vào

quy đinh sơ sài trên và những kinh nghiệm góp nhặt của các nước trên thế giới và còn phải phù hợp với hệ thống pháp luật nước ta lúc bấy giờ.

Ngày 31 tháng 3 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ- CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Nghị định này là văn bản pháp luật đầu tiên cụ thể hoá các quy định về nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại năm 2005.

Nghị định áp dụng với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Để đảm bảo thực thi tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối, Nghị định cũng quy định đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, ngoài việc tuân thủ Nghị định, chỉ được thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đó được kinh doanh dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam. (theo Điều 2 về Đối tượng áp dụng, Nghị định 35/2006/NĐ-CP)

Nghị định cũng đưa ra quy định về điều kiện đối với bên nhượng quyền và bên nhận quyền, trong đó điều kiện quan trọng nhất là hệ thống kinh doanh mà bên nhượng quyền dự kiến dùng để nhượng quyền phải hoạt động ở Việt Nam tối thiểu là 01 năm. Và những điều kiện khác như đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này; Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này (theo điều 5: Điều kiện với bên nhượng quyền). Còn bên nhận quyền thì cần phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của nhượng quyền thương mại (theo điều 6: Điều kiện với bên nhận quyền)

Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 và Nghị định số 35, bên nhượng quyền và bên nhận quyền có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho nhau trước và trong quá trình thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại. Đối với bên nhượng quyền, pháp luật yêu cầu cụ thể hơn về một số thông tin nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên nhận quyền. Điều 8 Nghị định số 35 quy định bên nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền

thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc nước khi kí kết hợp đồng nếu các bên không có thoả thuận khác, để xem xét toàn bộ tài liệu về hoạt động nhượng quyền (bao gồm bản sao hợp đồng theo mẫu, bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại). Trường hợp bên nhượng quyền là nhượng quyền thứ cấp thì còn phải cung cấp thêm một số thông tin về bên nhượng quyền của mình cũng như hợp đồng nhượng quyền thương mại chung và một số vấn để liên quan đến quan hệ giữa các bên cho bên nhận quyền như nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung, cách xử lý khi hợp đồng nhượng quyền thương mại chung chấm dứt (theo điều 8. Trách nhiệm cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền.). Và đối ứng lại là quyền cung cấp thông tin của bên đự kiến nhận quyền quy định tại Điều 9 của Nghị định này: “Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng quyền các thông tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao quyền thương mại cho Bên dự kiến nhận quyền.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại, nếu có bất kì thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại của bên nhận quyền, bên nhượng quyền cũng có nghĩa vụ thông báo ngay cho tất cả các bên nhận quyền.

Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền thường là bên yếu thế hơn, do vậy, bên nhượng quyền thường sẽ có xu hướng không thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp đúng, kịp thời thông tin. Thế nhưng, việc xử lí hành vì thực hiện không đúng nghĩa vụ quy định tại Nghị định số 185 còn hạn chế khi quy định mức xử phạt vi phạm hành chính khá thấp, từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, Điều 8 Nghị định số 35 còn cho phép khả năng được rút ngắn thời gian cung cấp thông tin trước khi kí kết hợp đồng nếu như các bên có thoả thuận. Với quy định này, bên nhượng quyền sẽ thường thoả thuận với bên nhận quyền để có thể rút ngắn thời gian, gây khó khăn cho bên nhận quyền trong việc nghiên cứu kĩ thông tin trước khi ra quyết định kí kết hợp đồng.

Với mục đích đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của Nhà nước, Nghị định đưa ra cơ chế đăng ký hoạt động nhượng quyền thương

mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. “Cơ quan

có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó” (khoản 2 Điều 17). Bên dự kiến nhượng quyền, trước khi tiến hành hoạt động

nhượng quyền, chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo một trình tự thủ tục đơn giản, minh bạch. Theo Nghị định, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) là cơ quan đăng ký đối với các hoạt động nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam và ngược lại. Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch là cơ quan đăng ký đối với các hoạt động nhượng quyền còn lại trong lãnh thổ Việt Nam. (Điều 18)

Bên cạnh đó từ Điều 24 đến Điều 26 của Nghị định đã đưa ra vấn đề vi phạm pháp luật trong nhượng quyền thương mại và thẩm quyền xử lý trong đó liệt kê 9 hành vi vi phạm là:

“a) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định; b) Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; c) Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này;

d) Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;

đ) Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại; e) Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;

g) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

h) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;

Nghị định cũng quy định về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và được cụ thể hóa trong Thông tư 09/2006/TT_BTM. Theo đó thương nhân dự kiến nhượng quyền thương mại phải lập hố sơ đề nghị nhượng quyền thương mại bao gồm:

a) Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu b) Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu

c) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;

d) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

đ) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

Nếu các giấy tờ nói trên được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước hoặc phải được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Sau khi lập xong hồ sơ đề nghị đăng ký nhượng quyền thương mại, thương nhân dự kiến nhượng quyền thương mại phải gửi hồ sơ đố đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói trên thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để bên dự kiến nhượng quyền thương mại bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ. Sau khi hết thời hạn nói trên mà cơ quan nhà nước có thẩm

quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

Một điểm quan trọng trong Nghị định là quy định cụ thể về quan hệ giữa các bên của quan hệ nhượng quyền thương mại. Quan hệ giữa các bên cũng là một nội dung được điều chỉnh bởi pháp luật về nhượng quyền thương mại của Việt Nam. Quan hệ giữa các bên được thể hiện thông qua hợp đồng Theo quy định của Luật thương mạt năm 2005, hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được tập thành văn bản hoặc hình thức pháp lí có giá trị tương đương (Điều 285). Luật thương mại không có quy định về nội dung bắt buộc của hợp đồng. Tương tự, Nghị định số 35 cũng chỉ nêu những nội dung có thể có trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Và Nghị định 35 cũng nêu cụ thể về nội dung của họp đồng nhượng quyền thương mại, cụ thể như sau:

“Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Nội dung của quyền thương mại.

2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền. 3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán. 5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.”

Những trong điều này thì lại chỉ ra những điều “có thể” có trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, chứ không hề mang tính bắt buộc. Như vậy dường như điều luật này trở nên khá vô nghĩa, chỉ có tính chất gợi ý. Điều này vẫn là một lỗ hổng mà các thương nhân nhượng quyền sử dụng để đưua ra các điều khoản mang tính bất lợi cho các bên nhượng quyền.

Tuy nhiên, Thông tư số 09 tại quy định nội dung bắt buộc phải có của hợp đồng theo mẫu nhượng quyền thương mại. Ngoài ra, Nghị định số 185 cũng quy định hành vi vi phạm về nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền thương mại (khoản 2a Điều 95) đều bị xử lí. Câu hỏi đặt ra là liệu có mâu thuẫn giữa các văn bản này hay không?

Bên cạnh đó, trong Luật thương mại năm 2005, việc sử dụng thuật ngữ “trừ trường hợp có thoả thuận khác,..." từ Điều 286 đến Điều 289 đường như đã khiến các

Một phần của tài liệu Hợp đồng mẫu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w