Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại đưuọc thực hiện ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Nhượng quyền thương mại được chính thức điều chỉnh trong nhượng Luật thương mại năm 2005. Các điều kiện cũng như thủ tục thực hiện hoạt động này cũng đưuọc quy định chi tiết tại một số văn bản dưới luật. Qua hơn 10 năm thực hiện, các hoạt động về nhượng quyền đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập; hơn nữa, sự thay đổi của một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định về nhượng quyền thương mại.
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại. Quan hệ nhượng quyền thương mại rất phức tạp, phụ thuộc vào đối tượng “quyền thương mại” được chuyển giao đến mức độ như thế nào mà mỗi hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có những đặc trưng riêng và đặt ra những yêu cầu riêng cho việc áp dụng pháp luật. Và với các đặc điểm của hoạt động nhượng quyền này thì loại hình hợp đồng theo mẫu là rất phù hợp và được áp dụng chủ yếu.
Trong những năm 90, khái niệm nhượng quyền thương mại nhượng quyền gần như xa lạ, chưa được luật hóa. Năm 1998, lần đầu tiên thông tư 1254/BKHCN/1998 hướng dẫn Nghị định 45/CP/1998 về chuyển giao công nghệ, tại mục 4.1.1, có nhắc đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là franchise...”.
Tháng 02/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ, trong đó có nhắc đến việc cấp phép đặc quyền kinh doanh cũng được xem là chuyển giao công nghệ, do đó chịu sự điều chỉnh của nghị định này. Tiếp đến, tại Điều 755 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định rằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượng chuyển giao công nghệ.
Pháp luật về nhượng quyền thương mại có thể tóm lại thành 5 nội dung quan trọng như sau: Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại, đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại, cung cấp thông tin về nhượng quyền thương mại, quan hệ giữa các bên nhuợng quyền thương mại, quản lý về nhà nước về nhượng quyền thương mại. Trong đó, thì mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa các bên nhượng quyền thương mại được thể hiện qua các nội dung của bản hợp đồng mà hai bên giao kết.
Kể từ năm 2006, nhượng quyền chính thức được luật hoá và công nhận. Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2006) đã dành nguyên Mục 8 Chương VI để quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, đến ngày 25/5/2006 thì Bộ Thương mại ban hành Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại; Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 sửa dổi bổ sung một số thủ tục hành chính tại một số Nghị định của chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại (trong đó có Nghị định 35, có thể tìm thấy các quy định hợp nhất cảu hai Nghị định này trong văn bản số 15/VBHN-BTC); Nghị định của Chính phủ số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hang cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng rà soát pháp luật nhượng quyền thương mại trong mối quan hệ với luật đầu tư năm 2014 và luật Doanh nghiệp 2014 – hai luật quan trọng liên quan trực tiếp đến thực hiện pháp luật nhượng quyền thương mại. Đây chính là những căn cứ pháp lý cơ bản nhất, tương đối đầy đủ để điều chỉnh và tạo điều kiện cho nhượng quyền phát triển tại Việt Nam.
Năm 2004, Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn tại hơn 65 hệ thống nhượng
quyền hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thế hiện nay, khi nhượng quyền đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động nhượng quyền sẽ phát triển như vũ bão.