Sản lượng phân bón nhập khẩu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần phân bón sơn trang (Trang 31 - 32)

2.2.Cơ sở thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón

2.2.2.3 Sản lượng phân bón nhập khẩu

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2020, Việt Nam đã chi 952 triệu USD để nhập khẩu 3,8 triệu phân bón, tăng 0,11% về lượng nhưng giảm 9,18% về kim ngạch so với năm 2019.

Giá trung nhập khẩu phân bón trung bình trong năm 2020 đạt 250,18 USD/tấn, giảm 9,28% so với giá trung bình của năm 2019 (275,76 USD/tấn). Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 41,74% trong tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước và chiếm 38,73% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,59 triệu tấn, trị giá 368,5 triệu USD, tăng 3,79% về lượng và giảm 3,34% về trị giá so với năm 2019.

Ngoài thị trường Trung Quốc, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường Nga đạt 110,19 triệu USD, chiếm 11,58% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; Israel đạt 55,29 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,81%.

Trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu tăng khá ở thị trường Canada (tăng 104,43% về lượng và 62,23% về trị giá) và thị trường Đức (tăng 132,85% về lượng và 67,31% về trị giá).

Một số thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam giảm cả lượng và trị giá so với năm 2019 như: Belarus, Philippines, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ.

Theo Bộ Công Thương, từ chỗ phải nhập gần 60%, Việt Nam đã chủ động được nguồn cung urê, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phát triển được những loại phân bón mới như DAP, kali. Các DN cũng đã đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm phân lân và phân NPK.

Cao điểm 2016 - 2019, nhập khẩu phân bón đều vượt trên 1 tỷ USD/năm. Cụ thể, năm 2016 nhập 4,2 triệu tấn, trị giá 1,1 tỷ USD, 2017 nhập 4,6 triệu tấn, trị giá 1,23 tỷ USD, năm 2018 nhập 4,2 triệu tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, năm 2019 nhập 3,722 triệu tấn, trị giá 1,019 tỷ USD.

Năm 2021, với dự báo tình hình thời tiết thuận lợi và giá các loại nông sản ở mức cao sẽ là động lực để các nhà sản xuất phân bón thúc đẩy sản lượng. Đặc biệt, chính sách thuế giá trị gia tăng hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp phân bón 2021. Dự kiến, tổng nhu cầu phân bón tại Đồng bằng sông Cửu Long (khu vực tiêu thụ phân

bón lớn nhất cả nước) sẽ hồi phục khoảng 4 - 6% so với cùng kỳ; trong đó, chủ yếu tăng tiêu thụ phân DAP, NPK và các chủng loại khác như phân lân, phân bón hữu cơ.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần phân bón sơn trang (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w