Người tiêu dùng Người tiêu dùngNhà bán lẻ
4.2.2. Yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp 1 Về vốn
4.2.2.1. Về vốn
Vốn là một yếu tố đầu vào không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất, kinh doanh. Việc sử dụng nguồn vốn linh hoạt là rất cần thiết và quyết định
trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chủ động được nguồn vốn mà hầu hết đều phải vậy, chính vì vậy sử dụng vốn hiệu quả là yếu tố tiên quyết đem đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu từ hai nguồn là nguồn sở hữu và vốn vay. Đối với công ty thì vốn chủ sở hữu được nhà nước cấp và thuộc sở hữu của nhà nước và khi công ty cổ phần hóa sẽ là vốn của các cổ đông, ngoài ra thì nguồn vốn chủ sở hữu còn được trích từ lợi nhuận của công ty. Vốn vay gồm vốn vay dài hạn và vốn vay ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư phát triển. Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty được thể hiện ở bảng sau. Nhìn vào bảng ta có thể thấy tình hình vốn của công ty qua ba biến động lớn, đặc biệt là vào năm 2020. Cụ thể là vào năm 2018 tổng vốn của công ty khoảng 333,000 triệu đồng, và tăng nhẹ vào năm 2019 với mức tăng là 2.10% tương ứng bới 7,000 triệu đồng so với năm 2018, đưa tổng vốn năm 2009 lên 340,000 triệu đồng. Nhưng đến năm 2020 thì tổng vốn tăng lên đến 425,000 triệu đồng, tăng 85,000 triệu đồng, tương ứng 25.00 % so với năm 2019.
Bảng 4.15. Tình hình vốn của công ty qua ba năm 2018 – 2020
(ĐVT: triệu đồng )
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh
Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2019/2018 2020
+/- % +/- % Tổng vốn 333.000 10,00 340.000 100,00 425.000 100,00 7.000 2,10 85.000 25,00 -Vốn lưu động 235.100 70,60 24.,000 70,88 290.000 68,24 5.900 2,51 49.000 20,33 -Vốn cố định 97.00 29,40 99,.00 29,12 135.000 31,66 1.100 1,12 36.000 36,36 Tổng nguồn vốn 33.000 10,.00 340.000 100,00 425.000 100,00 7.000 2,10 85.000 25,00 -Vốn chủ sở hữu 93.200 27,99 95,500 28,09 97.500 22,94 2.300 2,47 2.000 2,09 -Vốn vay 23.800 72,01 244.500 71,91 327.500 77,06 4.700 1,96 83.000 33,95
Ta có thể thấy vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, chiếm hơn 60% trong tổng vốn, đây cũng là điều hợp lý bởi công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nên việc đầu tư vào vốn điều lệ là cần thiết để quay vòng vốn trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Năm 2018 vốn điều lệ của công ty đạt 235.100 chiếm 70,60% tổng vốn, đến năm 2019 vốn điều lệ đạt 241.000 triệu đồng tăng 5,900 triệu đồng tương ứng với 2,51% so với năm 2018 chiếm 70,88 % tổng vốn. Năm 2020 vốn điều lệ của công ty là 290.000 triệu đồng chiếm 68,24 % tổng vốn tăng 49.000 triệu đồng tương ứng với tăng 20,33 % so với năm 2019. Cũng như vốn điều lệ, vốn cố định của công ty được bổ sung đáng kể. Năm 2018 vốn cố định của công ty là 97.900 triệu đồng chiếm 29,40 % tổng vốn, đến năm 2019 vốn cố định của công ty là 99.000 triệu đồng chiếm 29,12 % tổng vốn, so với năm 2018 vốn cố định tăng 1.100 triệu đồng.
Ta có thể thấy vốn chủ sở hữu của công ty mặc dù có tăng nhưng vẫn còn thấp so với tổng vốn của công ty. Trong tình hình bất ổn, kèm lạm phát nhanh của thị trường hiện nay khả năng thanh toán nhanh là rất cần thiết, chính vì vậy những năm tới công ty cần tăng vốn chủ sở hữu, hạn chế vốn vay nhất là trong thời kỳ lãi suất tăng mạnh như hiện nay.