2.2.Cơ sở thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
3..3.1.1 Tài liệu thứ cấp
Các tài liệu khoa học, các công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới và Việt Nam; các tài liệu trên sách, báo, tạp chí; các văn bản chủ trương, chính sách, pháp luật được sử dụng để làm rõ các vấn đề về lý luận.
Niên giám thống kê tỉnh, huyện và các báo cáo tổng kết của các cơ quan cấp xã giúp đề tài làm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu và góp phần khái quát tình hình SXNN của địa bàn nghiên cứu.
Các chuẩn mực, chế độ, thông tư, tạp chí, báo, internet, các giáo trình phân tích kinh tế, giáo trình kế toán tài chính, giáo trình tài chính doanh nghiệp của các trường đại học.
Các luận văn khóa trước nghiên cứu về kết quả và hiệu quả kinh doanh: doanh thu, lợi nhuận, phân tích doanh thu, phân tích lợi nhuận, phân phối, chính sách sản phẩm, xúc tiến bán hàng.
Các báo cáo kết quả kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2019 - 2020, các số liệu tổng hợp về doanh thu, lợi nhuận, phân tích doanh thu lợi nhuận, cơ cấu tổ chức, nguồn vốn, tổng tài sản,... của công ty Cổ phần Phân bón Sơn Trang.
2.3.1.2 Tài liệu sơ cấp
Để khám phá, điều chỉnh, bổ sung vào các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ áp dụng: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia về lĩnh vực kinh doanh phân bón mà cụ thể ở đây là các nhân viên thuộc phòng Kế hoạch - Kinh doanh tại Công ty Cổ phần Phân bón Sơn Trang tại tỉnh Hải Dương. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu về mặt hình thức và nội dung.
Tuy nhiên hạn chế về mặt thời gian tiến hành nghiên cứu, cũng như vị trí địa lý tỉnh Hải Dương khá rộng. Thêm vào đó, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang căng thẳng như hiện nay, em sẽ chọn hình thức khảo sát online - Internet và qua điện thoại.
Hình thức cụ thể:
Xác định quy mô mẫu: Cỡ mẫu của các đối tượng điều tra như sau:
- Hợp tác xã nông nghiệp: 3 HTX. Lựa chọn các HTXNN đang hợp tác phân phối phân bón NPK của Công ty Cổ phần Phân bón Sơn Trang. Và chọn mẫu thuận tiện để việc tiếp cận điều tra được thuận tiện hơn.
- Đại lý / Cửa hàng bán lẻ: 10 đại lý/cửa hàng. Lựa chọn các Đại lý/Cửa hàng bán lẻ có phân phối phân bón NPK. Vì đối tượng điều tra phân bố khá rộng và không đồng đều cũng như chính sách phân phối của công ty áp dụng chung cho cả thị trường tỉnh Hải Dương, cho nên lựa chọn mẫu thuận tiện để việc tiếp cận điều tra thuận lợi hơn mà vẫn mang lại kết quả chính xác.
- Hộ nông dân: 100 hộ có sử dụng phân bón của Công ty cổ phần phân bón Sơn Trang, tại 4 khu vực: các vùng nông thôn thuộc huyện Thanh Miện, huyện Cẩm Giàng, thị xã Kinh Môn, và thành phố Chí Linh. Lựa chọn các khu vực này vì đây là những nơi có diện tích đất trồng trọt nông nghiệp lớn ở tỉnh THải Dương và thuận tiện cho việc điều tra, khảo sát.
- Phòng Ban lãnh đạo, cán bộ phòng ban, người lao động
Lãnh đạo và cán bộ phòng ban 18 người (Giám Đốc, Phó Giám Đốc và 16 cán bộ quản lý chính). Người lao động trực tiếp có 15 người và người lao động gián tiếp có 47 người (tổng số là 62 lao động).
Nghiên cứu định lượng: phương pháp khảo sát khách hàng bằng bảng hỏi điều tra trực tiếp. Hệ thống câu hỏi gồm có 3 bảng hỏi dành riêng cho 3 đối tượng điều tra khác nhau, bao gồm: Hợp tác xã nông nghiệp, các đại lý / cửa hàng bán lẻ, hộ nông dân có kinh nghiệm. Hình thức đặt câu hỏi theo bảng hỏi và người điều tra trực tiếp ghi lại câu trả lời, bên cạnh đó vì lý do địa lý một số khu vực khá xa thì điều tra bằng hình thức gọi điện thoại để có thêm nhiều thông tin, góp phần tìm hiểu được rộng hơn về địa bàn tỉnh Hải Dương.
Từ đó thu thập những thông tin liên quan đến chính sách kinh doanh phân bón của công ty ở địa bàn tỉnh Hải Dương và chính sách kinh doanh phân bón của các công ty đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn. Kết quả điều tra là cơ sở để tìm ra các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh phân bón của công ty, tìm ra
những trở ngại mà công ty đang gặp phải ở thị trường tỉnh Hải Dương nhằm đưa ra giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty trong thời gian tới.