5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở một số NHTMCP tỉnh Bắc Kạn
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Bắc Kạn
Với cam kết “Tín dụng Vietinbank uy tín và minh bạch”, Vietinbank đã sẵn sàng đồng hành cùng các khách hàng doanh nghiệp trong quá trình phát triển kinh doanh vững mạnh. Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng, Vietinbank có sự phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị trí thương hiệu của mình trên thị trường. Năm 2019, với dư nợ tín dụng đạt 674.000 tỷ đồng, nhưng nợ xấu của hệ thống Viettinbank chỉ có 0,85%, đây là con số nhỏ nhất về tỷ lệ nợ xấu trong khối ngân hàng TMCP nhà nước.
33
Có được kết quả như trên là nhờ Vietinbank nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Bắc Kạn đã áp dụng hệ thống quản lý rủi ro bao gồm ba trụ cột: Rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động/tác nghiệp và rủi ro tín dụng. Hệ thống này giúp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Bắc Kạn hạn chế tối đa cũng như phòng ngừa tốt hơn với rủi ro tín dụng. Với các bộ phận kinh doanh và tác nghiệp, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Bắc Kạn đã tiến hành tái cấu trúc toàn diện hoạt động quản lý rủi ro theo mô hình Khối để củng cố và phát huy vai trò ba vòng kiểm soát độc lập theo thông lệ quốc tế chuẩn Basel II.
Đồng thời hệ thống VietinBank đã xây dựng Quy trình kiểm tra giám sát quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng; quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề rất cụ thể và chi tiết, quy định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cá nhân phòng ban liên quan trong quá trình cho vay, thu hồi nợ vay và xử lý nợ có vấn đề. Bên cạnh đó để tăng trưởng tín dụng gắn liền với nâng cao chất tín dụng, tăng khả năng sinh lời, hệ thống ngân hàng công thương tổ chức tốt hoạt động:
+ Xác định và áp dụng giới hạn tín dụng khách hàng (là tổng mức dư nợ tối đa, dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các hình thức tín dụng khác theo quy định của pháp luật).
+ Áp dụng hạng tín dụng khách hàng, hạng tín dụng khách hàng. Hoạt động này nhằm quản lý rủi ro tín dụng hạn chế phát sinh nợ xấu trong tương lai. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Bắc Kạn đã xem xét cơ cấu lại nợ cho khách hàng giúp chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ theo nguồn lực/dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ biện pháp này, một tỷ lệ lớn khách hàng có tiềm năng phục hồi đã vượt qua khó khăn; qua đó, giảm áp lực lên tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng của Vietinbank. Đồng thời với hoạt động đó, đối với những khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, mất cân đối tài chính, thiếu phương án sản xuất khả thi... Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Bắc Kạn kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng thực trạng kinh doanh của khách
34
hàng. Tiếp đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Bắc Kạn tiến hành xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi nợ.
Đặc biệt, trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Bắc Kạn giao quyền nhiều hơn cho chi nhánh. Cụ thể, chi nhánh được phép quyết định thu hồi tài sản bảo đảm với giá không thấp hơn 70% so với dư nợ gốc được bảo đảm bằng tài sản nhưng với điều kiện: Giá bán tài sản không thấp hơn giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm xử lý. Việc xử lý tài sản phải được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch và phù hợp với các quy định của pháp luật. Nhờ cơ chế này, một tỷ lệ lớn nợ xấu được giải quyết ngay tại chi nhánh, tránh dồn áp lực về Trụ sở chính.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Bắc Kạn
Một là, trong công tác quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Bắc Kạn đã nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật, của NHNN, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện chủ trương chính sách, thực hiện quản trị và nâng cao tinh thần trách nhiệm cán bộ viên chức bằng những quy định phù hợp trong phạm vi thẩm quyền. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Bắc Kạn còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bố trí cán bộ phù hợp, xem trọng công tác kiểm tra, kiểm soát; duy trì tốt mối quan hệ với các ban ngành, các khách hàng cá nhân để đảm bảo mối quan hệ lâu dài, bền vững với khách hàng
Hai là, xây dựng chính sách nhân sự hợp lý. Tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Bắc Kạn luôn thống nhất việc điều động cán bộ trong toàn đơn vị sao cho phù hợp khả năng và trình độ năng lực của mỗi người, đảm bảo các chi nhánh, phong nghiệp vụ đều có đủ nghiệp vụ và chất lượng cán bộ để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo chuyên đề.
Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác và sự phát triển của ngành. Xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Ngân hàng chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ này ngoài yêu cầu chung là phải có trình độ nghiệp vụ giỏi con đoi hỏi có phẩm chất đạo đức tốt.
35
Lãnh đạo nghiệp vụ tín dụng phải là những người có năng lực, có đầu óc nhạy bén, am hiểu thị trường và có khả năng dự báo tốt. Đối với CBTD, phải có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế, không nên phân công những cán bộ mới tuyển dụng thực hiện ngay công tác cho vay mà nên giao cho họ làm những công việc có liên quan như hỗ trợ kinh doanh, kế toán,... Khi đã có kinh nghiệm từ hai năm trở lên mới phân công làm cán bộ tín dụng.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, thường xuyên tổ chức cho cán bộ tập huấn nghiệp vụ và cập nhật những kiến thức mới, đặc biệt cần tổ chức ngay cho CBTD được học tập nghiệp vụ giao tiếp và chăm sóc khách hàng.
Tăng cường công tác đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đoi hỏi về tiêu chuẩn cán bộ; đồng thời, phải có chính sách thu hút những người có năng lực vào làm việc, bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, riêng đối với CBTD cần xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Về năng lực công tác: yêu cầu mỗi cán bộ của ngân hàng, đặc biệt cán bộ có liên quan đến công tác cho vay đối với cá nhân không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng.
Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ của ngân hàng phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay; quy định về bảo đảm tiền vay; quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phong để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
Ba là, minh bạch, công khai hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Những thông tin về điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn, quy trình nghiệp vụ, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, giá mua bán ngoại tệ, phí dịch vụ, tiền hồ sơ... đều được niêm yết tại trụ sở làm việc của ngân hàng, và được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời ra quyết định thành lập các đoàn kiểm tra quyết toán niên độ năm, kiểm tra hoạt động tín dụng, công tác thẩm định, vốn dự án, phương thức sử dụng vốn vay và việc chấp hành thanh toán của các hộ kinh doanh
36
vay vốn. Từ việc thực hiện những giải pháp trên ngân hàng đã từng bước hạn chế được nợ quá hạn. Tăng số khách hàng cá nhân đến giao dịch và nâng cao mức tăng trưởng tín dụng.