Giải pháp với chính sách tín dụng và chiến lược quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn (Trang 93 - 95)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Giải pháp với chính sách tín dụng và chiến lược quản lý rủi ro tín dụng

4.3.2.1.Giải pháp đối với chính sách tín dụng

Hiện nay, chính sách cho vay với các quy định cơ bản về nguyên tắc chung, điều kiện cho vay, các tỷ lệ an toàn trong cho vay vẫn đang được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông thực hiện theo quy định chung của ngân hàng Nhà nước cũng như quy định cụ thể của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Quyền chủ động trong xây dựng chính sách cho vay nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD là việc xây dựng các chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng cá nhân, quy mô và cơ cấu tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, khả năng quản lý và nhân lực. Chi nhánh huyện Bạch Thông cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách và các quy chế nghiệp vụ về tín dụng, hoàn thiện quy trình theo hướng đơn giản dễ hiểu, dễ thực hiện trong đó quy định cụ thể trình tự và thời gian thực hiện các bước của quy trình vay vốn. Đồng thời

84

xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn có liên quan để tăng cường tính pháp lý, tạo sự đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh của hệ thống chính sách tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Khi xây dựng văn bản phải xin ý kiến của tất cả các đơn vị có sử dụng và tổ chức hội thảo, trao đổi để tránh việc xây dựng văn bản nhưng các đơn vị không sử dụng được. Cụ thể, chính sách cho vay của Chi nhánh huyện Bạch Thông cần được xây dựng theo hướng sau:

- Về chính sách lãi suất: trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì chính sách lãi suất của một NHTM sẽ được xây dựng tùy thuộc vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của món vay. Do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông áp dụng khung lãi suất cho vay tương ứng với mức lãi suất của NHTW quy định với các đối tượng khách hàng nên gặp khó khăn trong thu hút khách hàng, giảm tính cạnh tranh. Để giải quyết thực tế này, Chi nhánh cần xây dựng chính sách lãi suất theo hướng: ưu đãi hoặc lãi suất linh hoạt cần được áp dụng cho những khách hàng có lịch sử vay tốt, có hoạt động SXKD hiệu quả, có dự án sử dụng vốn vay khả thi cũng như có TSĐB thích hợp.

- Về chính sách khách hàng cá nhân: việc xây dựng một chính sách khách hàng cá nhân là điều cần thiết nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau như hiện nay, để nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hóa thành phần từ khách hàng cá nhân phổ thông đến khách hàng cá nhân quan trọng để vừa mở rộng thị phần, tăng lợi ích và giảm thiểu rủi ro… - Về quy trình QLRRTD được hoàn thành có thể phát hành dưới hình thức cẩm nang nghiệp vụ để cán bộ công nhân viên luôn dễ dàng sử dụng. Sau khi đưa vào áp dụng vẫn có thể được bổ sung hoàn thiện thường xuyên để đảm bảo tính phù hợp với những thay đổi trong ngân hàng cũng như môi trường kinh tế - xã hội và pháp lý.

4.3.2.2.Đối với chiến lược quản lý RRTD

Một chiến lược QLRRTD rõ ràng, chính xác trong dự báo sẽ đảm bảo cho bản thân các ngân hàng có thể linh hoạt trong phòng ngừa và xử lý những rủi to tín dụng có thể xảy ra. Để xây dựng chiến lược QLRRTD có tính khoa học, khả thi cao, Chi nhánh huyện Bạch Thông cần phải xem xét trên các khía cạnh: các giới hạn như mức độ tập trung tín dụng, dư nợ ngành, mức độ phổ biến sản phẩm, cơ cấu mức độ rủi ro

85

được áp dụng nhằm đạt được mục tiêu; Xác định mức độ chấp nhận rủi ro gồm việc xây dựng hạn mức rủi ro, đo lường khả năng chấp nhận rủi ro, phân tích rủi ro xuyên suốt các hoạt động, có biện pháp dự báo và xử lý rủi ro hiệu quả. Tính hiệu quả của QLRRTD phụ thuộc vào việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng với nhau để đảm bảo tất cả các loại rủi ro được quản lý một cách đúng đắn. Sự thành công của việc tổ chức quản lý RRTD hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức rủi ro ở cấp lãnh đạo cao nhất của cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro.

Trong khi chưa hoàn thiện một chiến lược, chính sách QLRRTD đầy đủ thì trước mắt, để QLRRTD, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông cần triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chính sách mà NHNN&PTNT Việt nam đang chỉ đạo cho phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện của Agribank Bạch Thông trong đó đặc biệt là dự án xây dựng hệ thống QLRRTD cơ bản (GAP&MP Basel II) theo chuẩn mực Basel II. Việc triển khai tốt dự án này này sẽ tạo nền tảng giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng từ mô hình tổ chức, quy trình cấp và quản lý tín dụng, công cụ đo lường rủi ro dựa trên các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất với nền tảng công nghệ hiện đại.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)