5. Bố cục của luận văn
4.3.1. Giải pháp nhận dạng rủi ro tín dụng
Thứ nhất, hoàn thiện, cải tiến hệ thống định hạng tín dụng nội bộ
Hiện nay, việc đo lường và định hạng RRTD tại Chi nhánh huyện Bạch Thông chủ yếu thực hiện thông qua Hệ thống định hạng tín dụng nội bộ. Đến nay Hệ thống định hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã bộ lộ nhiều bất cập, nhiều chỉ tiêu, phương thức chấm điểm đã không còn phù hợp.
Để tăng cường hiệu quả của công tác QLRRTD mà đặc biệt là trong khâu đo lường RRTD, Chi nhánh huyện Bạch Thông cần nhanh chóng đề xuất với HO hoặc phát triển, nâng cấp Hệ thống định hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân, đảm bảo các chỉ tiêu chấm điểm và phương thức chấm điểm được cập nhật bám sát, phù hợp với tình hình thực tế.
82
Thứ hai: Đẩy mạnh hoạt động thu thập, phân tích và lưu trữ dữ liệu
Hệ thống thông tin tín dụng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thẩm định và ra quyết định cho vay của cán bộ tín dụng, góp phần lựa chọn khách hàng và hạn chế rủi ro tín dụng. Hiện nay, trong thẩm định vay vốn của ngân hàng còn hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu thông tin để phân tích, đánh giá về khách hàng vay vốn. Thông tin trong bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng còn thiếu, nhất là từ các báo cáo tài chính. Số liệu trong các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp chưa kiểm toán, nhiều khách hàng kê khai không chính xác.
Ngoài ra, hệ thống thông tin của ngân hàng chưa đầy đủ đã làm cho việc phân tích, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, dẫn đến rủi ro tín dụng, khách hàng không trả được nợ. Thông tin lưu trữ tại ngân hàng còn thiếu và không cập nhật thường xuyên, chưa được tập hợp lưu trữ có hệ thống nên khó khăn cho việc tra soát.
Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) cũng thiếu nhiều dữ liệu cần thiết và không cập nhập về khách hàng. Một số thông tin có thể khai thác từ cơ quan thuế, kiểm toán... thì lại không lấy được dữ liệu do chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng giữa ngân hàng với các cơ quan này, chủ yếu tìm hiểu được là nhờ quan hệ.
Để nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác quản lý tín dụng tốt, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông cần thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau:
Qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vay vốn để tìm hiểu thông tin với những phương pháp: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra... Cách tìm hiểu thông tin này rất quan trọng và cần thiết, bởi vì nhiều thông tin có ý nghĩa không thể phản ánh hết trên hồ sơ vay vốn, như các thông tin định tính.
Từ chứng từ lưu trữ trong hệ thống thông tin của ngân hàng. Trong đó, có những thông tin cơ bản do khách hàng có thể có mối quan hệ vay, gửi tiền tại ngân hàng trước đây.
Các nguồn thông tin từ các đối tượng khác: đối tác, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, báo chí, thông tin trên mạng internet...
83
Hai là, quản lý thông tin khoa học, thuận tiện cho việc tìm kiếm.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông cần đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý khách hàng, sử dụng phần mềm tin học để hỗ trợ trong quá trình tác nghiệp.
Khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, cần phân tích theo hướng chuyên môn hóa, từ đó sắp xếp thông tin theo loại hình cho vay, thuận tiện cho công tác tra cứu sau này khi tìm kiếm thông tin đối với hình thức cho vay tương tự.
Tài liệu phân tích phải được lưu trữ theo một mẫu biểu thống nhất và quy chuẩn.
Ba là, tăng cường hợp tác, trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin về khách hàng.
Hiện nay, mỗi ngân hàng đều xây dựng một trung tâm thông tin tín dụng riêng để phục vụ hoạt động tín dụng nội bộ. Tuy nhiên hiện nay do cạnh tranh lẫn nhau nên các ngân hàng thường bí mật về nguồn thông tin này. Điều này tiềm ẩn rủi ro lớn khi xảy ra rủi ro đạo đức của khách hàng vay, khách hàng cố tìm mọi cách để vay được vốn ngân hàng, bằng cách có thể sử dụng cùng một phương án vay vốn, cùng một tài sản thế chấp để vay tại nhiều ngân hàng. Khi đó, việc trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng về khách hàng vay là rất cần thiết, có thể giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong cho vay.