Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn (Trang 48 - 50)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Phương pháp kế thừa tư liệu được áp dụng để thu thập những thông tin tư liệu về sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, nông thôn, các tài liệu về chính sách nông nghiệp, chính sách và quy định về tín dụng Ngân hàng, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng… Các thông tin và tư liệu được lấy từ sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo khoa học và của các cơ quan chuyên môn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn… Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.

- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo. 2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi

39

nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn, nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin sơ cấp bằng phiếu khảo sát đối với các cán bộ tín dụng đang làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn và các khách hàng là có giao dịch tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn.

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: phát phiếu khảo sát trực tiếpcho các cán bộ tín dụng đang làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn và các khách hàng đang có giao dịch tín dụng tại Chi nhánh.

- Quy mô mẫu khảo sát:

- Đối với cán bộ tín dụng của Chi nhánh: Vì hiện nay số cán bộ tín dụng tại Chi nhánh là 05 người. Do đó, nghiên cứu tiến hành khảo sát tổng thể.

- Đối với các khách hàng: Do số khách hàng là hộ nông dân chiếm trên 80% nên tác giả chọn đối tượng điều tra là hộ nông dân. Để xác định quy mô số khách hàng có giao dịch tín dụng với Chi nhánh trên địa bàn huyện Bạch Thông sẽ được điều tra, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2) (1) Trong đó:

n là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn.

Với N = 190 hộ (số khách hàng đang có giao dịch với ngân hàng) e = 0,05

Như vậy, đề tài sẽ lựa chọn số mẫu là: 130 hộ.

- Tiêu chí chọn mẫu: Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ số khách hàng là hộ nông dân có giao dịch tín dụng với Chi nhánh, theo tiêu chí thời gian có giao dịch với Chi nhánh.

40

Bảng 2.1: Phân bổ đối tượng hộ nông dân tham gia khảo sát theo thời gian có giao dịch với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam -

Chi nhánh huyện Bạch Thông

Thời gian giao dịch Số lượng khảo sát Tỷ lệ (%)

< 1 năm 21 10,15

Từ 1 năm đến dưới 2 năm 39 30

Từ 2 năm đến dưới 3 năm 57 43,85

>= 3 năm 13 10

Tổng 130 100

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả.

Phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đồng ý theo hướnggiảm dần với mức độ từ 5 - Hoàn toàn đồng ý đến 1- Hoàn toàn không đồng ý.Nội dung phiếu điều tra tập trung vào công tác quản lý rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụngtại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)