5. Bố cục của luận văn
4.2. Định hướng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn
Đối với quản lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông đã xác định cần triển khai thực hiện tốt các định hướng sau:
- Một là, hoạt động QLRR, nhất là QLRRTD trong kinh doanh là một trọng tâm trong hoạt động quản lý và điều hành kinh doanh của Chi nhánh huyện Bạch Thông, nhất là trong điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay ngày càng thay đổi, đa dạng và phức tạp, mức độ cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn, rủi ro nhiều hơn.
- Hai là, mọi quyết định trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quyết định về cấp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông phải triệt để tuân thủ nguyên tắc phải đánh giá được rủi ro và phải xác định rõ quan hệ rủi ro - lợi ích, bảo đảm tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở mức độ rủi ro đã được phê duyệt.
- Ba là, hoạt động giám sát, QLRRTD của chi nhánh phải tiến hành theo nguyên tắc quản lý giám sát độc lập với hoạt động tác nghiệp của các phòng tín dụng khách hàng, nơi kinh doanh tạo ra rủi ro.
- Bốn là, triển khai thực hiện tốt các chính sách trong QLRRTD mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang chỉ đạo phù hợp với đặc điểm, điều kiện của chi nhánh như: bám sát chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng cấp trên giao, lựa chọn những khách hàng tốt, truyền thống, có tín nhiệm xem xét mở rộng cho vay có bảo đảm, nâng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, đa dạng hóa loại hình khách hàng, phân tán rủi ro, thực hiện tốt việc cho vay hỗ trợ lãi suất; Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, triển khai nghiêm túc phân loại đánh giá khách hàng, trích lập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro; Tăng cường công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, đôn đốc các đơn vị có tiềm ẩn rủi ro để thu hồi nợ.
81
- Năm là, nghiên cứu và áp dụng những nguyên tắc quản lý rủi ro của Ủy ban BASEL và những thông lệ quốc tế tốt nhất, đặt ra bước đi nhanh và phù hợp với điều kiện hoạt động QLRR của chi nhánh.
- Sáu là, áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro theo phương pháp định lượng hướng theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng mô hình dự đoán, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác nguyên nhân.
- Bảy là, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro, quản trị tín dụng và quản lý nhân sự.