Cơ cấu nguồn lao động của bộ phận nhà hàng

Một phần của tài liệu BÁO cáo kết QUẢ THỰC tập và THỰC TRẠNG đội NGŨ LAO ĐỘNG tại NHÀ HÀNG TITANO của KHÁCH sạn SAN MARINO BOUTIQUE DANANG (Trang 30 - 33)

a) Giới tính và độ tuổi:

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo giới tính

ĐVT : người Giới tính Số lượng Tỷ trọng

Nam 4 25%

Nữ 12 75%

Tổng 16 100%

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự khách sạn San Marino Boutique Danang) Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi

ĐVT: người Độ tuổi Số lượng Tỷ trọng

Tuổi <30 14 87,5%

Tuổi 30 - 45 2 12,5%

Tổng 16 100%

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự khách sạn San Marino Boutique Danang)

Nhận xét chung:

Trong bộ phận bàn, có 4 nam chiếm 25% tổng số nhân viên và 12 nữ chiếm 75% tổng số nhân viên.Với số lượng nam như vậy, có thể đảm nhiệm tốt công việc mang tính chất thiên về sức khỏe, còn nữ có ưu thế về sự khéo léo, nhanh nhẹn, biết nắm bắt tâm lý khách và những tín hiệu, yêu cầu của khách đưa ra trong thời gian phục vụ khách hàng.

Tại nhà hàng hầu hết đều là những người còn trẻ, nhân viên dưới 30 tuổi chiếm 87,5% điều đó cho thấy rằng nhân viên tại bộ phận bàn đảm bảo yêu cầu về mặt sức khỏe cũng như tinh thần làm việc. Ở độ tuổi này đa phần là những người có sức khỏe tốt, khả năng chịu áp lực công việc cao tuy nhiên đây cũng là độ tuổi thích thử thách và thường có nhu cầu thay đổi công việc khá cao. Và 12,5% còn lại là những người có độ tuổi từ 30-45

đây là độ tuổi của những người đã có rất nhiều kinh nghiệm làm việc vì vậy đa phần đều là những người giữ vị trí cao trong nhà hàng.

b) Trình độ chuyên môn:

Bảng 2.3 Trình độ văn hóa của nhân viên tại bộ phận nhà hàng

ĐVT :người Vị trí Số lượng Trình độ văn hóa Đại học Cao đẳng Trung cấp Trưởng bộ phận 1 1

Quản lý nhà hàng 1 1 Giám sát nhà hàng 1 1

Quản lý Bar 1 1

Nhân viên pha chế 2 2 Nhân viên phục vụ 5 3 2

Bếp trưởng 1 1

Bếp phó 1 1

Phụ bếp 3 3

Tổng 16 6 6 4

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự khách sạn San Marino Boutique Danang)

Nhận xét chung:

Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy đa số nhân viên ở bộ phận nhà hàng đều được đào tạo qua nghiệp vụ, nắm các kiến thức chuyên ngành cơ bản nên tất cả các công việc đều thành thạo đáp ứng được tiêu chí của khách sạn 4 sao.

Trong đó, trưởng bộ phận bàn có bằng Đại học chiếm 6,25% so với tổng số nhân viên, quản lý nhà hàng có bằng Cao đẳng nghiệp vụ Nhà hàng chiếm 6,25% cũng như giám sát nhà hàng chiếm 6,25% so với tổng số nhân viên, quản lý Bar có bằng Cao đẳng chiếm 6,25% , 2 nhân viên pha chế có bằng Cao đẳng chiếm 12,5% và 3 nhân viên phục vụ có

bằng Đại học chiếm 18,75% và 2 nhân viên phục vụ có bằng Cao đẳng chiếm 12,5% so với tổng số nhân viên. Ngoài ra , còn có 1 bếp trưởng với trình độ Cao đẳng chiếm 6,25% và 1 bếp phó có bằng Cao đẳng chiếm 6,25% còn lại 3 phụ bếp đều có bằng nghề Trung cấp chiếm 18,75% so với tổng số nhân viên.

c) Trình độ ngoại ngữ

Bảng 2.4 Trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại bộ phận nhà hàng

ĐVT: người Vị trí Số lượng Trình độ ngoại ngữ

Sơ cấp Trung cấp Cao cấp

Trưởng bộ phận 1 1

Quản lý nhà hàng 1 1

Giám sát nhà hàng 1 1

Quản lý Bar 1 1

Nhân viên pha chế 2 1 1

Nhân viên phục vụ 5 5

Bếp trưởng 1 1

Bếp phó 1 1

Phụ bếp 3 3

Tổng 16 4 7 5

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự khách sạn San Marino Boutique Danang)

Nhận xét chung:

Ngoại ngữ là yếu tố cực kì quan trọng trong ngành dịch vụ đặc biệt là bộ phận bàn, nơi nói chuyện, tiếp xúc trực tiếp với khách nhiều nên đòi hỏi hầu như tất cả nhân viên sẽ nói và hiểu được tiếng Anh. Đối với khách quốc tế, đặc biệt là Hàn, Trung, Nhật, Thái khi đi du lịch thường ít sử dụng tiếng Anh nên nhân viên thật sự gặp khó khăn ở vấn đề này. Điều này có đôi khi gây cảm giác không thoải mái cho du khách, tạo nên rào cản và khoảng cách ngôn ngữ. Qua số liệu cho thấy Trưởng bộ phận, Quản lý nhà hàng , Giám sát nhà hàng và Quản lý Bar và 1 nhân viên pha chế có bằng Cao cấp chiếm 31,25% trong tổng số nhân viên. Còn 1 nhân viên pha chế , 5 nhân viên phục vụ và 1 bếp trưởng có bằng Trung cấp chiếm 43,75% trong tổng số nhân viên và 1 bếp phó cùng 3 phụ bếp có bằng sơ cấp chiếm 25% trong tổng số nhân viên.

d) Kinh nghiệm làm việc:

ĐVT:người Thời gian Dưới 1 năm 1 đến 3 năm 3 năm trở lên Vị trí Số lượng

Trưởng bộ phận 1 1

Quản lý nhà hàng 1 1

Giám sát nhà hàng 1 1

Quản lý Bar 1 1

Nhân viên pha chế 2 2 Nhân viên phục vụ 5 4 1

Bếp trưởng 1 1

Bếp phó 1 1

Phụ bếp 3 2 1

Tổng 16 6 7 3

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự khách sạn San Marino Boutique Danang)

Nhận xét chung:

Kinh nghiệm làm việc thực tế ở những nơi khác hay ở tại nhà hàng mà nhân viên đã tích lũy được đều thể hiện rõ qua cách làm việc của họ luôn chính xác và nhanh chóng. Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy, nhân viên có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm chiếm 18,75% trong tổng số nhân viên trong đó có trưởng bộ phận và quản lý nhà hàng và bếp trưởng. Nhân viên có kinh nghiệm làm việc từ 1-3 năm chiếm 43,74% trong tổng số nhân viên và 37,5% còn lại là nhân viên có kinh nghiệm dưới 1 năm. Hơn nữa, độ tuổi tại bộ phận đa phần còn trẻ, nhưng dưới sự chỉ đạo và quản lí của trưởng bộ phận đã có nhiều năm kinh nghiệm cũng như tinh thần và sức khỏe của tuổi trẻ của các nhân viên có thể phục vụ khách đến với nhà hàng một cách tốt nhất cũng như giải quyết tốt các vấn đề phát sinh.

Một phần của tài liệu BÁO cáo kết QUẢ THỰC tập và THỰC TRẠNG đội NGŨ LAO ĐỘNG tại NHÀ HÀNG TITANO của KHÁCH sạn SAN MARINO BOUTIQUE DANANG (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w