Gạo lứt, yến mạch, bột kem thực vật, đậu xanh, đậu nành
1.3. Tổng quan về sữa
Sữa là chất lỏng sinh lý do các tuyến sữa tổng hợp được từ các hợp chất có trong máu, được tiết ra từ tuyến vú của động vật và là nguồn thức ăn để nuôi sống động vật non. Sữa có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Những chất này có khả năng đồng hóa cao vì vậy từ lâu con người đã biết sử dụng sữa như một loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể nhất là đối với trẻ sơ sinh [6].
Trong sữa có một số thành phần như: lipid, gluxid, protein, chất khoáng, vitamin và nhiều chất khác. Trong các chất trên trừ nước và những chất bay hơi khi chế biến thì những chất còn lại gọi là chất khô của sữa. Hàm lượng chất khô của sữa khoảng 10-20% tùy theo loại sữa, chất khô của sữa càng nhiều thì giá trị thực phẩm càng cao, nếu không kể đến lipid thì chất khô trong sữa gọi là chất khô không béo [15].
Phân loại sữa
a. Phân loại sữa theo nguồn gốc
- Sữa có nguồn gốc từ động vật ( bò, dê, cừu…)
….)
b. Phân loại sữa theo trạng thái (Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia sữa
dạng lỏng QCVN 5:1-2017/BYT)
- Sữa tươi (sữa thanh trùng và tiệt trùng)
- Sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp (Sữa thay thế sữa thanh trùng, tiệt trùng trước kia)
- Sữa cô đặc và cô đặc có đường
1.3.1. Thành phần hóa học
Bảng 1. 15 Thành phần hóa học trong sữa [15]
Tổng chất khô (%) Béo (%) Protein (%) Casein (%) Lactose (%) Dê 12.6 3.8 3.35 2.78 4.75 Bò 13.18 4.24 3.7 2.8 4.52 Cừu 17.00 5.3 6.3 4.6 4.6 1.3.2. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành (tiếng Anh: soy milk): là một tên gọi của một dung dịch lỏng tiết ra trong quá trình đầu tiên làm tàu hũ khi hạt đậu nành được xay nhuyễn. Ở một số quốc gia, trong một số trường hợp đậu nành được thay thế sữa bò, vì nó có giá trị dinh dưỡng tương đương và được xem là sạch sẽ hơn, ít bị dị ứng. Sữa đậu nành dễ dùng mát, bổ khỏe hoặc có thể chế biến thành sữa chưa. Vì có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành lại rẻ nên sữa đậu nành đã và đang trở thành một nguồn dinh dưỡng quen thuộc hàng ngày của chúng ta [6].
Bởi vì sữa đậu nành ít calcium hơn sữa bò và sữa mẹ nên nó thường được pha trộn thêm calcium lactase khi chế biến thành sữa cho trẻ sơ sinh.
Tình hình tiêu thụ: Theo thống kê của công ty Vinasoy lượng tiêu thụ sữa đậu nành nước ta lớn thứ 3 trên thế giới năm 2020 [16]
Hình 1. 4 Sản lượng tiêu thị sữa đậu nành trên thế giới năm 2020
Giá trị dinh dưỡng
Bổ sung Lượng Protein cần thiết: Hầu như mọi người đều cho rằng, nguồn protein mà cơ thể cần tập trung ở các loại thức ăn đến từ từ động vật (như thịt bò, gà, hải sản,…). Tuy nhiên, thực vật cũng là nguồn protein dinh dưỡng, điển hình là đậu nành, giúp đảm bảo được lượng calo cần thiết cho cơ thể, tránh được sự dư thừa năng lượng trở thành tích lũy gây béo phì [6].
Giúp trái tim khỏe mạnh hơn: Trong thành phần của đậu nành có chứa nhiều omega 3 và omega 6 tham gia trực tiếp vào hệ tuần hoàn giúp ngăn ngừa được các hiện tượng tích lũy cholesterol trên thành mạch máu, tắc nghẽn mạch máu hay các gốc tự do [6].
Ngăn ngừa loãng xương: Sữa đậu nành và các sản phẩm được làm từ đậu nành khác còn có có tác dụng hỗ trợ loãng xương ở người cao tuổi, cũng như ngăn ngừa nguy cơ loãng xương cho người trẻ. Bởi loại thực phẩm này chứa một lượng canxi vô cùng hữu ích cho xương khớp. Đây cũng là một trong những nguồn bổ sung canxi cần thiết ngoài các thực phẩm như tôm, cua,… giúp đa dạng hóa trong việc lựa chọn món ăn, đảm bảo cho người bị dị ứng hải sản hoặc ăn chay vẫn có thể bổ sung canxi mỗi ngày [6].
1.3.3. Các sản phẩm từ sữa trên thị trường.
Bảng 1. 16 Các sản phẩm sữa hiện nay trên thị trường
STT Tên sản phẩm Hình ảnh sản phẩm Thành phần chính