Đánh giá nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu DATN NGHIÊN cứu QUY TRÌNH sản XUẤT sữa đậu NÀNH gạo lứt (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đánh giá nguyên liệu đầu vào

2.3.1.1 Xác định lượng tro tổng [Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5613:2007]

Cho 5g nguyên liệu vào chén sứ nung 1 giờ ở 550oC và để nguội về nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, sau đó cân nguyên liệu. Tiếp tục nung ở nhiệt 250oC trong 2 giờ sau đó tăng lên 550oC khoảng 16-18 giờ. Lấy mẫu ra làm nguội mẫu ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm và cân lượng tro thu được. Kết quả được tính theo

công thức:

Trong đó:

m0: Khối lượng của chén nung (g).

m1: Khối lượng của mẫu và chén nung sau khi nung (g). W: Khối lượng của mẫu (g).

Kết qủa hàm lượng tro của hai phép thử song song sai lệch không quá 2%.

2.3.1.2 Xác định độ ẩm [Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5613:2007]

Cân khoảng 5 g mẫu thử cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 103. Lấy cốc có chứa nguyên liệu đã sấy để vào bình hút ẩm, mở khóa hoặc hé mở nắp bình hút ẩm cho thông không khí với bên ngoài trong khoảng 1 phút rồi đóng kín bình hút ẩm. Để nguội bình hút ẩm 15 phút. Cân và ghi kết quả. Tiếp tục sấy trong 1giờ, để nguội và cân mẫu như trên cho đến khi kết quả 2 lần cân liên tiếp chênh lệch nhau không quá 1mg.

Độ ẩm (W) tính theo phần trăm khối lượng xác định theo công thức:

Trong đó:

mo (gam): khối lượng ban đầu của phần mẫu thử; m1 (gam): khối lượng của phần mẫu thử đã sấy khô

2.3.1.3 Phương pháp xác định hàm lượng protein tổng – Kjendahl

Vô cơ hóa mẫu: hút 2ml thực phẩm cho vào bình Kjendahl, thêm từ từ 10ml H2SO4 đậm đặc sau đó thêm 3 giọt HClO4 đậm đặc để xúc tác đẩy nhanh quá trình vô cơ hóa mẫu , đun trên bếp điện tới khi dung dịch hoàn toàn trong suốt, đặc bình

nghiêng khoảng 45o, trong quá trình đun thỉnh thoảng lắc nhẹ tráng trên thành bình sao cho không còn vết đen của mẫu thí nghiệm còn sót lại trên thành bình.

Cất đạm: chuyển toàn bộ dung dịch sau khi vô cơ hóa mẫu vào bình định mức 100ml, thêm nước cất vào bình định mức tới vạch định mức sau đó lấy 10ml dung dịch được định mức vào erlen 50ml , cất đạm trên toàn bộ máy cất đạm.

Định phân: lấy dung dịch sau khi cất đạm cho vào 5 giọt phenolphthalein vào erlen và định phân bằng NaOH 0,1N. Ghi nhận kết quả.

Xử lý số liệu: Hàm lượng nitơ trong mẫu được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- V: số ml mẫu đem vô cơ hóa mẫu, (V=2ml). - T: hệ số điều chỉnh nồng độ NAOH 0,1N. - x: hàm lượng nitơ tính bằng g/l.

- a: số ml H2SO4 0,1N đem hấp thụ NH3 (a=10ml). - b: số ml NaOH 0,1N tiêu tốn cho chuẩn độ. - 0,0014: là lượng nitơ ứng với 1ml H2SO4 0,1N.

Với T: lấy 10ml NaOH chuẩn thêm 1-2 giọt

phenolphthalein, định phân bằng H2SO4 0,1N cho đến khi nồng độ không còn.

Một phần của tài liệu DATN NGHIÊN cứu QUY TRÌNH sản XUẤT sữa đậu NÀNH gạo lứt (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w